Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Rate this post

Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền với tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u. Hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về công dụng của trinh nữ hoàng cung qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung là gì?

Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là Crinum latifolium L. (họ Amaryllidaceae) và tên thường gọi là náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, tỏi Thái Lan.

Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Malaysia, Philippin, Campuchia, Việt Nam) và phía Nam Trung Quốc. Vì những vùng này có khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới – là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây Trinh nữ hoàng cung.

Thành phần hoạt chất chính trong cây Trinh nữ hoàng cung là các alcaloid (latisolin, latisodin, beladin, ambelin, crinafolin, crinafolidin, lycorin, ep lycorin,…) có trong lá và các glucan (glucan A, glucan B) có trong thân rễ. Ngoài ra, toàn cây còn chứa các acid amin khác như phenylamin, leucin, valin, arginin,…

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung chứa hàm lượng alcaloid cao

Công dụng của Trinh nữ hoàng cung

Ngăn ngừa ung thư

Trong Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, Trinh nữ hoàng cung được sử dụng để ức chế sự phát triển của khối u, đặc biệt trong ung thư tiền liệt tuyến.[1]

Có nhiều bằng chứng khoa học về tác dụng chống khối u (như ung thư cổ tử cung, u xơ cổ tử cung) của alcaloid crinamine trong dịch chiết lá cây Trinh nữ hoàng cung. Từ đó, thấy được công dụng tiềm năng của Trinh nữ hoàng cung trong phòng ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung.[2]

Một nghiên cứu thực nghiệm khác trên động vật đã chứng minh dịch chiết Trinh nữ hoàng cung trồng tại Việt Nam có tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u ở chuột.[3]

Hơn nữa trên thực tế, dịch chiết từ cây trinh nữ hoàng cung đã được kết hợp với lá đu đủ cùng củ tam thất để tạo nên chế phẩm panacrin có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u

Tăng cường hệ miễn dịch

Các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng kích thích tăng sinh tế bào T trên hệ miễn dịch của cây Trinh nữ hoàng cung thông qua thực nghiệm trên chuột trắng. Các nhà nghiên cứu đã gây khối u trên chuột trắng, sau đó cho chuột uống nước chiết từ cây trinh nữ hoàng cung.

Kết quả cho thấy rằng tế bào lympho T trong máu chuột tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời giúp cơ thể chuột chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.[4]

Một nghiên cứu invitro khác cũng thấy rằng dịch chiết Trinh nữ hoàng cung có khả năng điều hòa miễn dịch trong các tế bào đơn nhân máu ngoại vi.[5]

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung giúp kích thích hệ miễn dịch

Bảo vệ tế bào thần kinh

Một thực nghiệm đánh giá tác động của Trinh nữ hoàng cung đối với các tế bào thần kinh được thực hiện trên chuột.

Các nhà nghiên cứu đã tiêm trimethyltin (một chất độc đối với hệ thần kinh) vào chuột. Sau đó, chuột được điều trị bằng dịch chiết từ Trinh nữ hoàng cung. Kết quả cho thấy, dược liệu này có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh ở mức độ trung bình.

Để đánh giá chính xác tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của trinh nữ hoàng cung trên con người cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng khác, kiểm tra tác dụng cũng như tính an toàn của dược liệu.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh

Chống oxy hóa

Trong một thử nghiệm in vitro, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trinh nữ hoàng cung có khả năng loại bỏ gốc oxy hóa (gốc peroxyl) với giá trị ORAC (chỉ số đo lường khả năng chống oxy hóa) là 1610 ± 150 µmol TE/g.[6]

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống oxy hóa

Chống viêm

Nhờ đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn của các hoạt chất như alkaloid, crinamidin, lycorin,… Trinh nữ hoàng cung được chế biến thành các bài thuốc dùng để tiêu diệt các tác nhân gây viêm và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm tại đường hô hấp (như ho, viêm họng, viêm phế quản) cũng như các vấn đề tại đường tiêu hóa (như viêm loét dạ dày, tá tràng và phòng ngừa nguy cơ xuất huyết tại các cơ quan này).

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2001, dịch chiết Trinh nữ hoàng cung có khả năng chống viêm mạnh trên các tế bào đơn nhân máu ngoại vi bằng hai con đường, một là tăng sinh tế bào T và hai là điều hòa miễn dịch, trong đó các tế bào được kích thích bởi mitogen.[4]

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống viêm

Hỗ trợ điều trị mụn nhọt

Nhờ đặc tính chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm trên da, Trinh nữ hoàng cung đã trở thành một nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất các sản phẩm chăm sóc da và trị mụn cao cấp hiện nay.

Tuy nhiên, hiệu quả của sản phẩm chăm sóc da có thể khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa và tình trạng trên da.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị mụn nhọt

Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Nghiên cứu về hoạt tính hóa học của dịch chiết lá Trinh nữ hoàng cung cho thấy chất này có hoạt tính chống viêm cao thể hiện qua khả năng ức chế sản xuất oxit nitric và TNF alpha trong tế bào RAW264.7.

Ngoài ra, dịch chiết này còn có hàm lượng phenolic và lycorine cao – những chất chống oxy hóa có ảnh hưởng đến hoạt động chống viêm. Do đó, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho việc sử dụng Trinh nữ hoàng cung để hỗ trợ làm giảm đau xương khớp.[7]

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ làm giảm đau xương khớp

Ngăn ngừa u xơ tiền liệt tuyến

Khi bước vào tuổi trung niên, cả nam và nữ giới đều bắt gặp các dấu hiệu lão hóa và các vấn đề sức khỏe làm suy giảm thể chất và tinh thần. Thống kê cho thấy tại Việt Nam, có từ 45 – 70% nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 50 mắc u xơ tuyến tiền liệt và khoảng 20% phụ nữ trong độ tuổi 35 mắc u xơ tử cung.

Tương tự việc điều trị một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, chế phẩm chiết xuất từ Trinh nữ hoàng cung cũng có tác dụng trong việc điều trị u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới.

Trinh nữ hoàng cung có hàm lượng methanol và alkaloid cao, đảm nhiệm vai trò ức chế quá trình phân bào, làm chậm sự phát triển của các khối u. Ngoài ra còn có lycorin có tác dụng ức chế tổng hợp DNA và protein của virus bại liệt, ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung có thể ngăn ngừa u xơ tiền liệt tuyến

Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Trinh nữ hoàng cung có các thành phần và hoạt chất có khả năng chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, dược liệu này cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giúp làm giảm các tác động tiêu cực lên niêm mạc dạ dày và tá tràng.

Hơn nữa, dịch chiết Trinh nữ hoàng cung đã được chứng minh là có khả năng kích thích tăng sinh các tế bào miễn dịch nên sẽ hỗ trợ làm lành các chỗ viêm tại dạ dày, tá tràng nhanh hơn và ngăn ngừa xuất huyết dạ dày.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng

Điều trị ho, viêm phế quản, viêm họng

Trinh nữ hoàng cung có nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng điều trị các bệnh như ho, viêm phế quản. Trong đó, alkaloid và lycorin được cho là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn rất hiệu quả.

Ngoài ra còn có Crinamidin với tác dụng chống viêm và làm giảm các triệu chứng viêm, sốt, sưng tấy.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung được dùng để điều trị ho, viêm phế quản, viêm họng

Chống virus và ký sinh trùng

Một nghiên cứu invitro về hoạt tính tẩy giun sán của hoạt chất phenolic có trong lá Trinh nữ hoàng cung. Kết quả cho thấy phenolic có tác dụng gây độc cho tế bào giun sán.[8]

Nghiên cứu khác đã cung cấp bằng chứng về tác dụng diệt virus gây suy giảm miễn dịch ở người của Trinh nữ hoàng cung. Nguyên nhân là nhờ lectin có trong loài cây này gắn đặc hiệu với mannose, một chất có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, từ đó làm bất hoạt virus gây hại.[9]

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung giúp tẩy giun sán

Các tác dụng của trinh nữ hoàng cung theo Y học cổ truyền

Từ xưa, nhân dân Ấn Độ đã dùng Trinh nữ hoàng cung để trị thấp khớp, mụn nhọt và áp xe.

Theo Y học cổ truyền, Trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát thường dùng trong các bài thuốc chữa ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, dân gian cũng dùng Trinh nữ hoàng để điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan hay chữa đau dạ dày.[10]

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giàu canxi nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát thường dùng điều trị u xơ

Liều dùng trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung thường được chế biến bằng cách sắc phối hợp với các vị dược liệu khác trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Tùy vào tình trạng bệnh lý, liều lượng và cách dùng Trinh nữ hoàng cung sẽ khác nhau.

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường lấy 10 – 15g lá Trinh nữ hoàng cung đã phơi khô sắc uống hàng ngày.[11]

Ngoài ra, Trinh nữ hoàng cung tươi được nhân dân giã lấy dịch xoa đắp hay sao nóng đắp tại chỗ hoặc nấu nước rửa.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Liều dùng trinh nữ hoàng cung phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Một số bài thuốc có sử dụng trinh nữ hoàng cung

Kết hợp Trinh nữ hoàng cung cùng với một số vị dược liệu khác có thể dùng làm thuốc điều trị nhiều loại bệnh bao gồm cả bệnh cấp tính và mạn tính.[10]

Bài thuốc chữa đau khớp, chấn thương tụ máu

Khi bị đau khớp hoặc chấn thương tụ máu, bạn có thể sử dụng các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Sao nóng một lượng vừa đủ lá Trinh nữ hoàng cung, sau đó đắp lên vùng bị đau và băng lại bằng vải gạc.
  • Bài thuốc 2: 20g củ Trinh nữ hoàng cung, 20g dây đau xương, 20g huyết giác, 20g lá cối xay, 6g cam thảo dây – sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Nướng cho nóng củ Trinh nữ hoàng cung, sau đó đập dập và đắp lên vùng bị đau và băng lại bằng vải gạc.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung chữa đau khớp, chấn thương tụ máu

Bài thuốc chữa ho, viêm phế quản

Để chữa ho hay bệnh viêm phế quản, bạn có thể sử dụng các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 20g tang bạch bì, 10g xạ can, 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.
  • Bài thuốc 2: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 12g lá bồng bồng, 12g lá táo chua, 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung chữa ho, viêm phế quản

Bài thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt

U xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi gây bí tiểu, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt – khi đó bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian sau để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Bài thuốc 1: 20g lá Trinh nữ hoàng cung – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.
  • Bài thuốc 2: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 12g hạt mã đề (xa tiền tử), 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.
  • Bài thuốc 3: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 20g huyết giác, 12g rễ cỏ xước, 10g dây ruột gà (ba kích sao muối), 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung chữa u xơ tuyến tiền liệt

Bài thuốc chữa u xơ tử cung

U xơ tử cung gây ra các triệu chứng như đau bụng dưới, rong kinh, rong huyết, ra máu âm đạo,… Theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể sử dụng các bài thuốc sau để hỗ trợ điều trị bệnh:

  • Bài thuốc 1: 20g lá Trinh nữ hoàng cung – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.
  • Bài thuốc 2: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 20g hạ khô thảo, 12g rễ cỏ xước, 8g hoàng cầm, 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.
  • Bài thuốc 3: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 20g huyết giác, 12g ích mẫu, 20g ngải cứu tươi, 20g lá sen tươi, 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.
  • Bài thuốc 4: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 12g lá trắc bách sao đen, 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung chữa u xơ tử cung

Bài thuốc chữa mụn nhọt

Các bài thuốc dân gian kết hợp có chứa Trinh nữ hoàng cung có thể chữa mụn nhọt:

  • Bài thuốc 1: Giã nát (hay nướng chín) một lượng vừa đủ lá hoặc củ Trinh nữ hoàng cung, sau đó đắp lên mụn nhọt khi còn nóng.
  • Bài thuốc 2: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 20 – 30g bèo cái từ, 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.
  • Bài thuốc 3: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 20g kim ngân hoa cùng 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung chữa mụn nhọt

Bài thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa

Trong trường hợp bị dị ứng và mẩn ngứa, bạn có thể sử dụng bài thuốc sau: 20g lá Trinh nữ hoàng cung, 20g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa cùng 6g cam thảo dây – mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung chữa dị ứng, mẩn ngứa

Bài thuốc điều trị bệnh dạ dày, tá tràng

Dưới đây là cách chế biến bài thuốc điều trị bệnh dạ dày, tá tràng từ lá cây Trinh nữ hoàng cung:

  • Rửa sạch lá cây Trinh nữ hoàng cung và cắt thành khúc nhỏ.
  • Đặt lá cây đã cắt vào nồi và thêm 2 bát nước sạch.
  • Đun sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp thuốc sắc đặc lại còn khoảng nửa bát thì dừng, thu được nước thuốc.
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày và uống sau khi ăn.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Trinh nữ hoàng cung điều trị bệnh dạ dày, tá tràng

Bài thuốc giảm đau nhức xương

Sau đây là cách sử dụng cây Trinh nữ hoàng cung đúng cách để giảm đau nhức xương khớp:

  • Rửa sạch lá trinh nữ hoàng cung và cắt nhỏ.
  • Phơi hoặc sấy khô lá cây đã cắt nhỏ.
  • Sao nóng dược liệu đã phơi khô rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau hoặc vùng da bị bầm dập.
  • Sử dụng bài thuốc này trong 2 – 3 ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả giảm đau nhức xương.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Bài thuốc từ cây Trinh nữ hoàng cung giúp giảm đau nhức xương

Lưu ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung

Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp bạn sử dụng Trinh nữ hoàng cung một cách an toàn và tránh các tác dụng không mong muốn:

  • Đối tượng không nên sử dụng: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người suy gan, suy thận.
  • Cần biết cách phân biệt Trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng và cây lan huệ, do có ngoại hình giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng và gây ra các tác dụng không mong muốn.
  • Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng, đặc biệt là khi bạn đang sử dụng các loại thuốc Tây khác.
  • Nên uống lá Trinh nữ hoàng cung sau khi đã ăn no.
  • Không nên ăn rau muống và đậu xanh khi đang dùng Trinh nữ hoàng vì có thể gây nôn mửa hoặc ngộ độc.
  • Không nên tự ý thay đổi liều lượng của bài thuốc để tránh việc quá liều hoặc không đạt hiệu quả điều trị.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng Trinh nữ hoàng cung

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác dụng của cây Trinh nữ hoàng cung. Để tối ưu hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng không mong muốn, người bệnh không nên tự ý sử dụng vị dược liệu này mà cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và tuân thủ liều lượng khi dùng.

  • Crinamine Induces Apoptosis and Inhibits Proliferation, Migration, and Angiogenesis in Cervical Cancer SiHa Cells

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6770758/

  • Retarded growth of chemically induced with 20-methylcholanthrene tumours in rats under the action of cold-hot aqueous extracts from Vietnamese plant Crinum latifolium

    https://eurekamag.com/research/035/662/035662493.php

  • Aqueous extracts of Crinum latifolium (L.) and Camellia sinensis show immunomodulatory properties in human peripheral blood mononuclear cells

    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1567576901001400

  • Aqueous extracts of Crinum latifolium (L.) and Camellia sinensis show immunomodulatory properties in human peripheral blood mononuclear cells

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11710543/

  • Antioxidant activity of 45 Chinese herbs and the relationship with their TCM characteristics

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18955214/

  • Effects of Various Preextraction Treatments of Crinum asiaticum Leaf on Its Anti-Inflammatory Activity and Chemical Properties

    https://www.hindawi.com/journals/ecam/2021/8850744/

  • Evaluation of In vitro Anthelmintic Activity, Total Phenolic Content and Cytotoxic Activity of Crinum latifolium L. (Family: Amaryllidaceae)

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3885363/

  • Mannose-specific plant lectins from the Amaryllidaceae family qualify as efficient microbicides for prevention of human immunodeficiency virus infection

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15388446/

  • Trinh nữ hoàng cung

    https://tracuuduoclieu.vn/trinh-nu-hoang-cung.html

  • Vị thuốc Trinh nữ hoàng cung

    https://bvnguyentriphuong.com.vn/y-hoc-co-truyen/vi-thuoc-trinh-nu-hoang-cung

  • Xem thêm Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

    >>>>>Xem thêm: Ăn vải có tốt không? 20 tác dụng của quả vải và các lưu ý khi ăn vải

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *