Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng do vi khuẩn kỵ khí bắt buộc – Clostridium tetani gây ra. Biểu hiện uốn ván là những cơn co cứng cơ kèm theo đau các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm về triệu chứng uốn ván nhé!
Bạn đang đọc: Triệu chứng uốn ván giúp bạn phát hiện bệnh chính xác
Contents
Co cứng cơ
Uốn ván có thời kỳ ủ bệnh từ lúc bạn có vết thương đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên khoảng 5 – 10 ngày, nhưng cũng có thể bắt đầu khởi bệnh trễ, khoảng 50 ngày hoặc lâu hơn.
Co cứng cơ là triệu chứng đặc trưng của bệnh uốn ván. Các cơ không tự chủ bị co thắt và gồng cứng. Triệu chứng này xuất hiện và lan theo trình tự, bắt đầu từ cơ nhai (gây cứng hàm) và cổ họng (gây khó nuốt), rồi đến cổ, vai, mặt, sau đó là bụng và các chi.
Những cơn co thắt hầu họng rất nguy hiểm vì có thể gây khó nuốt, sặc đờm, co thắt thanh quản dẫn đến tím tái, ngưng thở.
Sự co thắt cơ mặt khiến bạn có nét mặt cười nhăn với lông mày nhướng lên. Co cứng cơ cột sống làm cho lưng, cổ và chân cong về phía sau. Nếu các cơ vòng bị co thắt, bạn có thể bị táo bón và bí tiểu. Bệnh nhân bị kích động bởi tiếng ồn, khi bị va chạm, bởi ánh sáng chói, tiếng gió gây co cứng toàn thân.
Đôi khi sự co cứng có thể chỉ khu trú ở các nhóm cơ gần vết thương gọi là uốn ván cục bộ. Lúc này, bệnh thường nhẹ, có thể tồn tại trong nhiều tuần và tự khỏi.
Một số bệnh nhân uốn ván nặng được điều trị tại khoa HSCC Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM
Các triệu chứng khác
Các triệu chứng khác xảy ra do uốn ván ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bao gồm những trung khu điều chỉnh các quá trình bên trong cơ thể, chẳng hạn như:
- Nhịp tim nhanh, có thể trên 110 – 120 lần/phút.
- Sốt 38 – 38,50C.
- Đổ nhiều mồ hôi.
- Huyết áp có thể tăng hoặc giảm.
Ngoài ra, những biến chứng nặng của uốn ván có thể kể đến:
- Viêm phổi do hít sặc.
- Thiếu oxy, đặc biệt oxy não nếu co thắt thanh quản kéo dài.
- Nhiễm trùng bệnh viện, loét da do nằm viện lâu.
Ở trẻ sơ sinh, uốn ván thường ảnh hưởng đến toàn thân và có thể gây tử vong.
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu vết thương đơn giản, sạch và bạn đã tiêm ngừa uốn ván trong vòng 10 năm, bạn có thể tự chăm sóc vết thương tại nhà. Ngược lại, bạn nên đi khám ngay nếu:
- Chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng 10 năm.
- Không nhớ lần cuối cùng mình tiêm phòng uốn ván là khi nào.
- Bạn bị vết thương đâm thủng, có dị vật trong vết thương, động vật cắn hoặc vết cắt sâu.
- Vết thương của bạn bị nhiễm bẩn, đất, phân, rỉ sét hoặc nước bọt, hoặc khi bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về sự nhiễm trùng của vết thương (các vết thương bị nhiễm trùng cần tiêm vaccine nhắc lại nếu bạn đã tiêm mũi cuối uốn ván từ 5 năm trở lên).
Tìm hiểu thêm: 11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn
Tiêm ngừa vaccine phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai giúp giảm tỷ lệ uốn ván sơ sinh ở trẻ
Chẩn đoán bệnh uốn ván
Các bác sĩ chẩn đoán uốn ván chủ yếu dựa vào việc hỏi bệnh sử, tiền sử tiêm chủng và khám lâm sàng các triệu chứng của cơ cứng cơ và đau. Xét nghiệm thường không đặc hiệu và có kết quả lâu nên thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ có một tình trạng khác gây ra các triệu chứng trên hoặc trong một số trường hợp bệnh nặng cần thiết cho hồi sức cấp cứu.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Lipa của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Các bệnh viện đa khoa uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Phòng khám Đa khoa Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám Đa khoa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Phòng khám Đa khoa Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Tại Hà Nội: Phòng khám bệnh Đa khoa Bệnh viện Bạch Mai, Phòng khám Đa khoa Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Uốn ván là bệnh nguy hiểm có diễn biến khó lường trước được. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tất cả người dân nên tiêm phòng uốn ván liều cơ bản (3 mũi VAT) để phòng ngừa bệnh!
Nguồn: MSD Manuals; Pubmed; Mayo Clinic; AAP; CDC