Tư thế ngủ có liên quan đến chất lượng giấc ngủ và các vấn đề sức khỏe khác nhau. Tư thế ngủ không đúng có thể dẫn đến đau mỏi cổ, đau lưng,… Vậy như thế nào là tư thế ngủ đúng giúp mang lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tư thế ngủ đúng tốt cho sức khỏe để có giấc ngủ ngon và sâu hơn
Contents
Tư thế ngủ tốt nhất là gì?
Tư thế ngủ tốt nhất là tư thế thúc đẩy sự liên kết cột sống khỏe mạnh từ hông cho đến đầu của bạn. Đó là tư thế ngủ như thế nào thì còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của bạn và cảm giác thoải mái mà tư thế đó đem lại cho bạn.
Có một số tư thế ngủ được cho là đem lại nhiều lợi ích hơn những tư thế khác. Cụ thể, ngủ nghiêng hoặc ngửa được coi là có lợi hơn so với nằm sấp.
Ở một trong hai tư thế ngủ này, việc giữ cho cột sống được hỗ trợ và cân bằng sẽ giúp giảm áp lực lên các mô cột sống và cho phép các cơ của bạn thư giãn và phục hồi.
Tuy nhiên, nếu tư thế nằm sấp giúp bạn cảm thấy thoải mái thì đừng bắt buộc phải thay đổi tư thế ngủ đó. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị đau và cải thiện sự liên kết của cột sống với nệm và gối phù hợp.
Ngoài ra, nằm nghiêng không được khuyến khích cho những người bị đau vai và người lo lắng về nếp nhăn da mặt.
- Ngủ nghiêng có thể dẫn đến đau hoặc căng ở vai, vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên thay đổi tư thế và sử dụng gối nệm thích hợp để hỗ trợ.
- Ngủ nghiêng cũng có thể góp phần gây ra các nếp nhăn trên mặt, vì mặt bạn áp vào gối, kéo căng và đè ép lên da.
Tư thế ngủ tốt nhất là tư thế thúc đẩy sự liên kết cột sống khỏe mạnh từ hông cho đến đầu của bạn
Tìm tư thế ngủ phù hợp nhất cho bạn
Không có cách tiếp cận hay phương pháp nào phù hợp với tất cả mọi người cả. Vì vậy, bạn sẽ cần thử một vài tư thế ngủ để tìm ra tư thế khiến bạn vừa thoải mái khi ngủ mà vừa giúp bạn cảm thấy sảng khoái và không đau đớn khi thức dậy.
Bảng dưới đây đưa ra một số gợi ý, nhưng tất nhiên chúng sẽ không tác động hay ảnh hưởng giống nhau trên tất cả mọi người. Khi nghi ngờ, hãy lắng nghe cơ thể của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy không thoải mái để ngủ ở một tư thế nhất định cả đêm, đừng ép buộc bản thân mình, điều này giúp tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Vấn đề bạn đang gặp phải | Tư thế ngủ nên thử | Lưu ý |
Đau thắt lưng | Nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc tư thế bào thai | Khi nằm nghiêng, hãy thử đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để giúp cột sống thẳng. |
Đau cổ | Nằm nghiêng, nằm ngửa | Sử dụng gối dày hơn nếu ngủ nghiêng và gối mỏng hơn khi nằm ngửa. |
Chứng ngưng thở khi ngủ; ngáy khi ngủ | Nằm nghiêng, tư thế bào thai, nằm sấp | Nếu nằm sấp khi ngủ, hãy thử đặt một chiếc gối dưới xương chậu và cân nhắc sử dụng một chiếc gối mỏng hơn dưới đầu. |
Trào ngược axit | Nằm nghiêng | Ngủ nghiêng về bên trái có thể hiệu quả hơn so với ngủ nghiêng về bên phải. |
Phụ nữ có thai | Tư thế bào thai, nằm nghiêng | Thử dùng gối ôm để tăng thêm sự thoải mái. |
Tắc nghẽn mũi xoang | Nằm ngửa | Kê đầu lên bằng một chiếc gối dày để giúp thoát dịch trong mũi xoang. |
Đau hông hoặc đau đầu gối | Nằm ngửa | Thử đặt một chiếc gối dưới đầu gối để giảm áp lực lên cột sống. |
Tìm tư thế ngủ phù hợp nhất cho bạn
Tư thế thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ
Nằm sấp
Nếu chúng ta phải xếp hạng các tư thế ngủ, tư thế nằm sấp có thể nằm ở cuối danh sách. Mặc dù đó là một tư thế tốt cho chứng ngáy hoặc chứng ngưng thở khi ngủ, nhưng những lợi ích khác cũng không có nhiều để kể thêm.
Nằm sấp khi ngủ có thể gây đau cổ và lưng. Nó cũng có thể gây thêm nhiều căng thẳng không cần thiết cho các cơ và khớp của bạn, đó là lý do tại sao bạn có thể bị đau và mệt mỏi khi thức dậy. Đặt một chiếc gối dưới bụng dưới của bạn có thể giúp làm giảm đau lưng.
Nằm sấp khi ngủ có thể gây đau cổ và lưng
Uốn cong người kiểu thai nhi
Tư thế bào thai liên quan đến việc ngủ nghiêng với hai chân cong về phía cơ thể. Đây là tư thế ngủ phổ biến nhất không chỉ vì thoải mái mà còn vì những lợi ích mà tư thế này mang lại.
Tư thế này không chỉ tốt cho người bị đau lưng hoặc khi mang thai, mà còn có thể giúp giảm chứng ngáy ngủ.
Tuy nhiên, ngủ ở tư thế bào thai có một vài nhược điểm. Hãy chắc chắn rằng tư thế của bạn tương đối lỏng lẻo, không co cứng quá mức nếu không điều này có thể hạn chế việc hít thở sâu trong khi bạn ngủ.
Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về đau khớp hoặc cứng khớp, thì việc ngủ trong tư thế co cứng như bào thai có thể khiến bạn bị đau vào buổi sáng.
Tư thế ngủ kiểu bào thai
Nằm ngửa
Nằm ngửa khi ngủ mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe. Nó bảo vệ cột sống của bạn, và nó cũng có thể giúp giảm đau hông và đầu gối.
Nằm ngửa khi ngủ dùng trọng lực để giữ cho cơ thể bạn thẳng hàng trên cột sống. Điều này có thể giúp giảm bất kỳ áp lực không cần thiết nào lên lưng hoặc khớp của bạn. Một chiếc gối phía sau đầu gối của bạn có thể giúp hỗ trợ đường cong tự nhiên của lưng.
Ngoài ra, nếu bạn lo lắng về việc giữ cho làn da của mình trông tươi tắn, thì tư thế nằm ngửa khi ngủ sẽ bảo vệ da mặt bạn khỏi nếp nhăn.
Mặt khác, nằm ngửa khi ngủ có thể gây khó khăn cho những người bị ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Nó cũng có thể gây tác động xấu cho những người bị đau lưng.
Nằm ngửa khi ngủ mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe
Nằm ngủ nghiêng một bên
Ngủ nghiêng tương tự như ngủ ở tư thế bào thai, nhưng chân của bạn không bị kéo về phía cơ thể. Giống như tư thế bào thai, nằm nghiêng khi ngủ khá tốt cho bạn. Ngoài việc giảm ngáy, nó còn rất tốt cho hệ tiêu hóa và thậm chí có thể làm giảm chứng ợ nóng.
Mặc dù có những lợi ích này, nhưng việc nằm nghiêng khi ngủ có thể không phải lúc nào cũng tốt nhất. Nó không chỉ có thể gây cứng vai mà còn có thể dẫn đến cứng hàm ở bên nghiêng sang.
Hãy đặt một chiếc gối giữa hai cẳng chân sẽ giúp căn chỉnh hông tốt hơn để tránh đau thắt lưng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân động kinh thường gặp và các yếu tố liên quan
Nằm ngủ nghiêng một bên
Nằm ngủ nghiêng bên nào tốt?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, có thể có một số lợi ích khi ngủ nghiêng bên trái so với bên phải. Một nghiên cứu nhỏ đã xem xét 10 người trong vòng 2 ngày.
Ngày đầu tiên, những người tham gia nằm nghiêng về bên phải sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo. Vào lần thứ hai, họ chuyển sang phía bên trái. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nằm nghiêng bên phải có liên quan đến chứng ợ nóng và trào ngược axit, vì vậy ngủ nghiêng bên trái có thể có lợi hơn.[1]
Ngủ nghiêng về bên trái cũng có thể hữu ích để hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột. Ruột non di chuyển chất thải đến ruột già của bạn thông qua một thứ gọi là van hồi manh tràng, được tìm thấy ở vùng bụng dưới bên phải.
Ngủ nghiêng về bên trái có khả năng cho phép trọng lực hỗ trợ quá trình di chuyển chất thải qua van hồi manh tràng của bạn.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, có thể có một số lợi ích khi ngủ nghiêng bên trái so với bên phải
Mẹ bầu nên ngủ nghiêng bên nào?
Trong thai kỳ, tử cung tăng kích thước lên nhiều lần và thai nhi nằm lệch phía bên phải ổ bụng của người mẹ. Vị trí tử cung trong khi mang thai không thuận lợi cho hoạt động lưu thông máu của cơ thể vì chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới và nhiều cơ quan khác.
Trong khi đó, quá trình mang thai làm tăng thể tích tuần hoàn bên trong cơ thể và yêu cầu về việc lưu thông máu được đặt ở mức cao hơn.
Vì thế nằm nghiêng bên trái là động tác giúp đưa tử cung về vị trí trung gian, giảm chèn ép mạch máu và tăng lưu thông tuần hoàn trong cơ thể người mẹ.
Nằm nghiêng bên trái là động tác giúp đưa tử cung về vị trí trung gian, giảm chèn ép mạch máu và tăng lưu thông tuần hoàn trong cơ thể người mẹ
Lợi ích của việc nằm nghiêng bên trái
Nằm nghiêng bên trái trong khi ngủ có nhiều lợi ích lên sức khỏe của con người, ảnh hưởng lên hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể. Một số ích lợi của tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái bao gồm:
- Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
- Người mắc trào ngược dạ dày – thực quản: chỗ nối thực quản và dạ dày được giữ ở vị trí cao hơn mức bình thường nên dịch vị không có khả năng trào ngược nên các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng được giảm nhẹ.
- Giảm thiểu áp lực của hệ thống tuần hoàn ngoại biên lên tim, từ đó việc bơm máu đi nuôi các cơ quan khác nhau trong cơ thể của tim được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
- Cải thiện lưu thông hệ thống mạch bạch huyết trong cơ thể.
- Người đau cột sống thắt lưng mạn tính: tư thế nằm nghiêng trái có vai trò tăng tuần hoàn trong cơ thể, giữ được trục của các vùng đốt sống cổ, ngực, thắt lưng được thẳng. Khi nằm nghiêng trái, chân nên được gập nhẹ vào ngực để duy trì độ cong tự nhiên của cột sống.
- Người ngủ ngáy: ngủ ở tư thế nằm nghiêng trái là một trong những biện pháp nên làm để giảm nhẹ chứng ngáy.
Nằm nghiêng bên trái phù hợp với người mắc chứng trào ngược axit
Tư thế đặt gối và tìm gối phù hợp
Áp lực lên cột sống và cổ sẽ khác nhau ở mỗi tư thế ngủ, vì vậy gối có thể giúp điều chỉnh áp lực đó. Khi chọn gối, hãy nghĩ đến đường cong của cổ ở tư thế ngủ yêu thích của bạn.
Hơn nữa, bạn hẳn là muốn chọn một chiếc gối có thể vừa lấp đầy đường cong ở cổ trong khi vẫn hỗ trợ đủ và tạo cảm giác thoải mái cho đầu của bạn. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn lựa chọn được gối phù hợp:
- Người nằm ngửa: hãy tìm một chiếc gối lấp đầy khoảng trống giữa cổ và giường của bạn. Nếu bạn có thể nhìn thấy bàn chân của mình khi đang nằm thì có thể chiếc gối quá cao đối với bạn. Gối của bạn cần hỗ trợ đầu, cổ và đường cong tự nhiên của vai. Nếu bạn có một chiếc gối xốp, bạn có thể cắt bớt nó để hạ gối xuống.
- Người nằm sấp: bạn sẽ cần một chiếc gối nhỏ, bằng phẳng để giữ cho đầu của bạn không quá cao tránh gây đau cổ. Những người nằm sấp thậm chí có thể ngủ mà không cần gối nếu cảm thấy thoải mái.
- Người ngủ nghiêng: bạn cần một chiếc gối dày hơn so với người nằm ngửa. Chiếc gối bạn chọn phải lấp đầy khoảng trống giữa tai và giường. Bạn cũng có thể đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để điều chỉnh cột sống và giảm căng thẳng cho hông và thắt lưng.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng độ đàn hồi của nệm có thể khiến gối của bạn bị lún hoặc kê đầu cao trên nệm gây đau mỏi cổ và vùng vai gáy. Một tấm phủ nệm cũng có thể nâng cao gối của bạn hơn nữa.
Bạn cũng có thể đặt gối ở những vị trí khác, không chỉ đầu, để lấp đầy khoảng trống giữa giường và cơ thể bạn, giữ cho cột sống ở đường cong tự nhiên của nó nhất.
Áp lực lên cột sống và cổ sẽ khác nhau ở mỗi tư thế ngủ, vì vậy gối có thể giúp điều chỉnh áp lực đó
Lưu ý khi nằm ngủ
Hãy thử ghi nhật ký giấc ngủ trong một hoặc hai tuần để giúp bạn tìm ra tư thế ngủ tốt nhất cho bạn. Qua việc theo dõi chất lượng giấc ngủ bạn có thể hiểu rõ hơn về tư thế ngủ nào phù hợp với bạn và tư thế nào thì không.
Hãy nhớ rằng bạn không cần phải thay đổi tư thế ngủ hiện tại nếu bạn không gặp vấn đề gì về sức khỏe. Hãy làm những gì khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn cả.
Điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng bạn sẽ thức dậy với cảm giác được nghỉ ngơi đầy đủ và sẵn sàng cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh xơ gan có thể chữa được không?
Điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng bạn sẽ thức dậy với cảm giác được nghỉ ngơi đầy đủ và sẵn sàng cho một ngày mới tràn đầy năng lượng
Trên đây là thông tin về tư thế ngủ đúng cũng như cách lựa chọn tư thế ngủ phù hợp nhất cho bạn nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ và có một sức khỏe tốt. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!
Nguồn: WebMD, Healthline