Dầu lưu ly (Borage Oil) có tác dụng gì trong chăm sóc da

Rate this post

Dầu lưu ly là một hợp chất tự nhiên rất giàu axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit linoleic và gamma-linolenic. Nhờ vậy mà nó được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, nhất là các sản phẩm chăm sóc da. Cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về loại dầu này nhé.

Bạn đang đọc: Dầu lưu ly (Borage Oil) có tác dụng gì trong chăm sóc da

Chứa hàm lượng cao axit gamma-linolenic (GLA) dầu lưu ly hiện nay được biết đến với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, nhờ vậy nó trở thành ứng cử viên tiềm năng cho điều trị các bệnh lý như viêm khớp, bệnh tim mạch, chàm vẩy nến, cũng như các vấn đề liên quan đến chăm sóc da. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến tác dụng của dầu lưu ly lên sức khỏe làn da thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của dầu lưu ly (Borage oil) đối với làn da

Dầu lưu ly (Borage Oil) có tác dụng gì trong chăm sóc da

Tham gia vào cấu trúc và chức năng hàng rào bảo vệ của da: Dầu cây lưu ly có chứa hàm lượng cao các axit béo thiết yếu omega-6 rất quan trọng trong cấu trúc và chức năng của da. Axit linoleic là một trong số những axit béo tham gia cấu tạo nên lipid gian bào trong lớp sừng của da. Góp phần duy trì tính ổn định chức năng bảo vệ cũng như tính thấm của da. Thoa dầu lưu ly lên bề mặt da có thể bảo vệ da bằng tác dụng che phủ, giảm mất nước qua lớp biểu bì cho phép giữ ẩm cho da.

Điều trị viêm da dị ứng: Khi có viêm da, sự hydrat hóa của lớp sừng giảm và mất nước qua biểu bì tăng lên. Ngoài ra, tình trạng khô da thường liên quan đến suy giảm chức năng hàng rào của da. Việc sử dụng chất làm mềm như dầu lưu ly cho bệnh viêm da tiếp xúc giúp cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ bằng cách phục hồi quá trình hydrat hóa ở từng sừng và giảm mất nước qua da.

Chữa lành vết thương: Các đại thực bào trong phản ứng viêm tiết ra nồng độ lớn các enzyme collagenase, elastase và metalloproteinase có vai trò phá vỡ các tế bào bị tổn thương và chất nền ngoại bào. Số lượng đại thực bào tăng lên cùng với tình trạng viêm dai dẳng được quan sát thấy ở các vết thương mãn tính. Tình trạng viêm quá mức và thời gian kéo dài tương quan với việc tăng số lượng đại thực bào, dẫn đến quá trình chữa lành vết thương bị tổn hại. Dầu lưu lý có những đặc tính kháng viêm tốt, nhờ vậy mà quá trình viêm được kiểm soát thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Cân bằng nội môi của da: Làn da hàng ngày phải đối mặt với sự tấn công của những yếu tố ngoại sinh. Các kích thích độc hại đôi khi dẫn đến chấn thương, nhiễm trùng, gây ra vết thương, viêm da, lão hóa da hoặc sinh ung thư da. Viêm là một phản ứng có lợi của cơ thể trước các tổn thương, tuy nhiên viêm kéo dài lại làm rối loạn cân bằng nội mội trong da, các chemokine sản sinh ra trong quá trình viêm làm tổn thương các mô da bình thường. Dầu lưu ly chứa hàm lượng cao GLA một axit béo omega-6 có đặc tính chống viêm mạnh giúp điều hòa quá trình viêm.

Chống tăng sinh gây nên tình trạng vẩy nến ở da: Dầu lưu ly chứa nhiều axit linoleic một thành phần quan trọng trong lớp biểu bì, tại đây nó được chuyển hóa qua con đường 15-lipoxygenase chủ yếu thành axit 13-hydroxyoctadecadienoic, có đặc tính chống tăng sinh. Chế độ ăn uống thiếu axit linoleic dẫn đến rối loạn da có vảy và ngứa tương tự như viêm da tiếp xúc ở chuột không có lông, đây là kết luận được rút ra từ nghiên cứu chế độ ăn uống thiếu axit béo không bão hòa và tinh bột gây ra chứng ngứa giống như viêm da dị ứng ở chuột không có lông của các nhà khoa học Nhật Bản.

Lưu ý khi sử dụng dầu lưu ly (Borage Oil) trong chăm sóc da

Tìm hiểu thêm: Top 26 thực phẩm giàu vitamin C bạn nên biết và những điều cần lưu ý

Dầu lưu ly (Borage Oil) có tác dụng gì trong chăm sóc da

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Daewoo của nước nào? Có tốt không?

GLA và dầu cây lưu ly tương đối an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng, chẳng hạn như: phát ban, sưng tấy, ngứa,..

Dầu lưu ly dùng tại chỗ phải được pha loãng với dầu nền trước khi thoa lên da:

– Bạn có thể trộn tối đa 12 giọt cho mỗi 30ml dầu hạnh nhân, jojoba hoặc ô liu trước khi sử dụng.

– Thoa một lớp mỏng dầu lên vùng da cần chăm sóc hai lần một ngày.

– Một lựa chọn khác là phủ dầu hoặc thầm ướt áo bên trong và mặc áo sát vào da. Biện pháp này áp dụng cho vùng da sau lưng.

Dựa trên nghiên cứu lâm sàng, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để dầu phát huy hết tác dụng, vì vậy hãy kiên nhẫn và áp dụng sản phẩm một cách nhất quán để có kết quả mong muốn.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc có thêm nhiều thông tin thú vị về dầu lưu ly, một loại dầu có nguồn gốc tự nhiên lại mang nhiều tác dụng kháng viêm tốt. Hãy sử dụng dầu lưu ly hợp lí, đúng cách vào quá trình chăm sóc da của bạn nhé.

Nguồn: healthline, MDPI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *