Ung thư máu là một căn bệnh ác tính được đặc trưng bởi sự nhân lên không kiểm soát của các tế bào máu ung thư gây ảnh hưởng đến chức năng của tế bào máu bình thường. Cùng tìm hiểu xem ung thư máu có di truyền hay không qua bài viết nhé!
Bạn đang đọc: Ung thư máu có di truyền không? 6 dấu hiệu và yếu tố nguy cơ
Contents
Ung thư máu là gì?
Ung thư máu là một bệnh lý ác tính và nguy hiểm, xảy ra khi có sự đột biến ADN của các tế bào tạo máu dẫn đến sự nhân lên không kiểm soát của các tế bào máu ung thư. [1]
Những tế bào máu ác tính này hầu như không có khả năng hoạt động bình thường mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng của những tế bào máu bình thường khác. Các triệu chứng, mức độ ảnh hưởng và khả năng điều trị khỏi có thể khác biệt tùy vào loại ung thư máu.
Ung thư máu xảy ra do sự nhân lên không kiểm soát của tế bào máu ung thư
Những loại ung thư máu
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng là loại ung thư máu xảy ra do sự tăng sinh bất thường của các tế bào bạch cầu ác tính. Tùy vào nguồn gốc dòng tế bào bạch cầu ung thư và mức độ cấp tính mà bệnh bạch cầu còn được chia thành các loại sau:
- Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ALL): do sự biến đổi ác tính ở tế bào tiền thân tạo máu dẫn đến tăng số lượng tế bào blast (tế bào non) lưu hành và thay thế tủy xương bình thường bằng các tế bào ác tính.
- Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML): khi sự biệt hóa tế bào gốc dòng tủy bất thường làm cho số lượng lớn tế bào chưa trưởng thành lưu hành và thay thế tủy bình thường bằng các tế bào ác tính.
- Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL): đặc trưng bởi sự tích tụ tiến triển của các tế bào lympho B ác tính trưởng thành về mặt kiểu hình.
- Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML): xuất hiện khi tế bào gốc vạn năng chuyển dạng ác tính và tăng sinh tủy, dẫn tới một sự sản xuất thừa quá mức các hạt bạch cầu hạt chưa trưởng thành.
Bệnh bạch cầu được đặc trưng bởi sự gia tăng bất thường tế bào bạch cầu ác tính
Lymphoma
Lymphoma còn được gọi là ung thư hạch, được chia thành 2 loại chính:
- U lympho Hodgkin (HL): sự gia tăng ác tính các tế bào của hệ thống lưới lympho tại chỗ hoặc lan tràn, chủ yếu liên quan đến các tế bào hạch bạch huyết, lá lách, gan và tủy xương.
- U lympho không Hodgkin (NHL): một nhóm bệnh không đồng nhất liên quan đến tình trạng tăng sinh đơn dòng ác tính của các tế bào lympho ở các vị trí mô lưới hạch bạch huyết.
Lymphoma hay còn gọi là ung thư hạch bạch huyết
U tủy
U tủy chủ yếu được chẩn đoán ở nam giới lớn tuổi, xảy ra do sự biến đổi ác tính và tăng sinh vô độ của tế bào plasma (một loại tế bào bạch cầu) gây phá hủy cấu trúc và chức năng của tủy xương.
Bệnh u tủy thường gây tổn thương lên nhiều vùng khác nhau của tủy xương nên thường được gọi là đa u tủy xương.[2]
U tủy gây phá hủy cấu trúc và chức năng của tủy xương
Dấu hiệu nhận biết ung thư máu
Xuất hiện các hạch bạch huyết
Chức năng chính của hạch bạch huyết là sản xuất bạch cầu lympho và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Hạch bạch huyết có ở nhiều nơi trên khắp cơ thể hình thành nên hệ thống bạch huyết.
Thông thường, ở người khỏe mạnh sẽ không thể nhìn hoặc sờ thấy các hạch bạch huyết mà chỉ đến khi các hạch này bị sưng to trong viêm, ung thư thì mới thấy chúng nổi rõ ở vùng ngoại biên.
Hạch bạch huyết có ở nhiều nơi trên khắp cơ thể tạo nên hệ thống bạch huyết
Đau xương
Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương do sự phá hủy cấu trúc tủy xương của những tế bào ác tính. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở các khớp như đầu gối, cánh tay, lưng,…
Đau xương trong ung thư máu chủ yếu là đau ở các khớp lớn
Sốt liên tục
Khi bệnh ung thư máu tiến triển, các tế bào máu ác tính tấn công mạnh mẽ làm tổn thương các cơ quan, dẫn đến sự giải phóng các chất gây sốt nội sinh.
Đồng thời, bệnh còn gây ảnh hưởng đến hoạt động của các dòng bạch cầu gây suy giảm chức năng miễn dịch. Do vậy, người bệnh sẽ thường xuyên bị sốt, cảm cúm, nhiễm trùng,… mà không rõ nguyên nhân.
Sốt liên tục, dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu của ung thư máu
Mệt mỏi, xanh xao
Sự tấn công của các tế bào máu ác tính trong bệnh ung thư máu có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Khi người bệnh bị thiếu máu, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, xanh xao do không được cung cấp đầy đủ dưỡng khí.
Tình trạng thiếu máu trong ung thư máu có thể làm người bệnh mệt mỏi, xanh xao
Phát ban
Người bệnh mắc ung thư máu có sự bất thường về chức năng hay số lượng tiểu cầu có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đông cầm máu của cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện như: thường xuyên xuất hiện các ban xuất huyết, mảng bầm tím, chảy máu khó cầm,… mà không rõ nguyên nhân.
Người bệnh có thể nổi ban xuất huyết nếu tiểu cẩu suy giảm nghiêm trọng
Đau đầu
Đau đầu là biểu hiện có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau và ít đặc trưng cho bệnh ung thư máu. Sự xuất hiện của biểu hiện đau đầu có thể kèm theo chóng mặt buồn nôn,… ở người bệnh mắc ung thư máu có thể là do sự giảm lưu lượng máu lên não.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu đậu mùa khỉ giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Đau đầu trong ung thư máu là do thiếu lưu lượng máu lên não
Ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con không?
Đối với ung thư máu, nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi ác tính của tế bào chủ yếu là do tác động của môi trường. Và chỉ có một số loại ung thư máu được cho là có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con như bệnh bạch cầu, lymphoma, u tủy.[3]
Ung thư máu loại lymphoma có thể liên quan đến yếu tố di truyền từ mẹ sang con
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư máu
Di truyền
Bất thường trong di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền như hội chứng Down có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Trẻ mắc bệnh Down có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu
Tuổi tác
Hầu hết nguy cơ mắc các loại ung thư máu ở người lớn tuổi sẽ cao hơn trẻ em do sức khỏe bị yếu đi và không thể bảo vệ cơ thể hiệu quả khỏi các tác nhân gây ung thư. Ngoài trừ, bệnh bạch cầu là loại ung thư xảy ra phổ biến ở trẻ em (dưới 15 tuổi) hơn so với người lớn.
Hầu hết các loại ung thư máu đều phổ biến ở người lớn hơn trẻ em
Tiền sử gia đình
Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ung thư máu tăng lên ở những người có bố mẹ, anh chị em, con cái đã được chẩn đoán ung thư máu. Nhất là ở những loại ung thư máu có được chứng minh là có yếu tố di truyền như bệnh bạch cầu, lymphoma và u tủy.
Người có người thân mắc ung thư máu có tỉ lệ mắc ung thư máu cao hơn
Nhiễm hóa chất
Benzene làm thay đổi nhiễm sắc thể dẫn đến đột biến gây ung thư và đã được chứng minh trong nghiên cứu. Formaldehyde được nghiên cứu cho thấy những người phơi nhiễm mức độ cao nhất có nguy cơ cao hơn 37%. Vì vậy những hóa chất như benzene, formaldehyde nếu thường xuyên tiếp xúc phải sẽ tăng nguy cơ bị ung thư máu.
Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu
Nhiễm bức xạ
Bức xạ của các loại tia năng lượng cao như tia X, tia gamma,… có thể tổn thương tế bào và đột biến gen dẫn đến bệnh ung thư máu. Do đó, ở những người thường xuyên phải làm việc hoặc tiếp xúc với các loại tia này như kỹ sư làm việc ở nhà máy hạt nhân, người bệnh đang xạ trị,…
Các kỹ sư làm việc ở nhà máy hạt nhân có nguy cơ cao mắc ung thư máu
Những rối loạn di truyền khác
Ngoài các gen di truyền có thể liên quan trực tiếp đến sự biến đổi ác tính trong bệnh ung thư máu thì rối loạn di truyền khác cũng được cho là có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh. Các rối loạn di truyền gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu có thể kể đến đó là: hội chứng Bloom, Klinefelter,…
Hội chứng Klinefelter có thể liên quan đến tỉ lệ mắc ung thư máu
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn có các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu như thường xuyên sốt liên tục, dai dẳng, dễ bầm tím, nổi ban xuất huyết và chảy máu cầm máu,… mà không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời. Nhất là khi bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu.
Khi có các biểu hiện của ung thư máu, bạn cần phải đến gặp bác sĩ sớm nhất
Chẩn đoán
Khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh ung thư máu đến khám, bác sĩ thường sẽ tiến hành hỏi và thăm khám các dấu hiệu bất thường. Sau đó, để chẩn đoán bệnh bác sĩ cần làm một số xét nghiệm như:
- Công thức máu (tổng phân tích tế bào máu ngoại vi): giúp phát hiện các bất thường về sự tăng hoặc giảm số lượng các dòng tế bào máu ngoại vi.
- Tủy đồ: giúp phát hiện các bất thường về số lượng và hình thái của tế bào máu ở tủy xương.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): sử dụng tia X để khảo sát cấu trúc tủy xương hoặc các tổn thương khác.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp khảo sát rõ hơn các tổn thương nhất là những tổn thương ở mô mềm.
- Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET): có thể đánh giá cấu trúc và mức độ hoạt động của tủy xương, giúp phát hiện các ổ u tủy.
- Sinh thiết tủy xương: có thể đánh giá cả về số lượng và hình thái của tế bào máu và mô ở tủy xương.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Leopard của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Sinh thiết tủy xương giúp đánh giá số lượng và chất lượng tế bào tạo máu ở tủy xương
Các bệnh viện chuyên khoa ung bướu lớn
Khi bạn có các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư máu bạn có thể tới khám tại khoa Ung bướu của các bệnh viện lớn, chẳng hạn như:
- TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy…
- Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai…
Một số loại ung thư máu liên quan đến dòng bạch cầu có thể liên quán đến yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái. Bạn hãy chia sẻ bài viết này tới mọi người nếu thấy hữu ích nhé!