Giấm táo có thể điều trị táo bón không?

Rate this post

Giấm táo được biết đến với nhiều tác dụng như hỗ trợ giảm cân, đẹp da, cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát bệnh tiểu đường… Vậy hãy cùng tìm hiểu liệu giấm táo có giúp điều trị táo bón hay không qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Giấm táo có thể điều trị táo bón không?

Táo bón là gì?

Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Táo bón được định nghĩa khi một người có ít hơn 3 lần đi tiêu trong một tuần.

Tính chất phân thường cứng, khô và vón cục, gây cản trở quá trình tống phân ra ngoài. Táo bón thường đi kèm các triệu chứng như đau khi đi cầu, cảm giác phân còn sau khi đi cầu…

Các yếu tố nguy cơ gây ra táo bón bao gồm lối sống ít vận động, ăn uống thiếu chất, không uống đủ nước, mang thai… Ngoài ra, còn có một số bệnh thần kinh, tắc nghẽn đường ruột, suy giáp… cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón.[1]

Giấm táo có thể điều trị táo bón không?

Táo bón là khi một người có ít hơn 3 lần đi tiêu trong một tuần.

Giấm táo có thể điều trị táo bón không?

Giấm táo là loại giấm được làm từ nước ép táo lên men. Sử dụng giấm táo là một phương pháp được quảng cáo phổ biến để điều trị một số tình trạng tại nhà như táo bón, béo phì, viêm đại tràng…

Nhiều trang thông tin về sức khỏe đưa ra tuyên bố về hiệu quả của giấm táo. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh giả thuyết rằng giấm táo có thể giúp điều trị táo bón.

Một số lập luận cho rằng giấm táo có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón là:

  • Giấm táo chứa một lượng lớn pectin – một loại chất xơ hòa tan trong thực phẩm. Thiếu chất xơ là nguyên nhân phổ biến của táo bón.
  • Tính axit của giấm có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên để làm đẩy nhanh quá trình tống phân.
  • Giấm táo cũng chứa một lượng nhỏ magie – một khoáng chất giúp thúc đẩy nhu động ruột đều đặn.[2]

Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Natural Product Research lưu ý rằng, vẫn còn thiếu các nghiên cứu chứng minh hiệu quả điều trị táo bón của giấm táo.[3]

Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giấm táo có tác dụng kháng khuẩn đầy hứa hẹn, nhưng luận điểm này vẫn cần phải nghiên cứu thêm để xác định mức độ lợi ích của nó đối với sức khỏe.[4]

Giấm táo có thể điều trị táo bón không?

Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh giấm táo có thể giúp điều trị táo bón

Cách sử dụng giấm táo điều trị táo bón

Lợi ích của giấm táo trong việc giảm táo bón chưa được chứng minh trong nghiên cứu. Do đó, không có khuyến nghị chính thức nào về việc sử dụng giấm táo như một phương pháp điều trị.

Mặc dù giấm táo được coi là một loại thực phẩm nhưng vẫn cần thận trọng khi sử dụng cho mục đích chữa bệnh. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo để điều trị táo bón hoặc các bệnh lý khác.

Có một số bằng chứng cho thấy giấm táo có thể tương tác với một số loại thuốc như Digoxin, lợi tiểu, Insulin, thuốc tiểu đường.[2]

Một số phụ huynh thường kết hợp giấm táo vào chế độ ăn hoặc pha giấm táo vào nước tắm của trẻ. Cần trao đổi bác sĩ khi sử dụng giấm táo theo phương pháp này để tránh các rủi ro không mong muốn.

Vì có rất ít bằng chứng lâm sàng ủng hộ việc sử dụng giấm táo như một phương pháp điều trị nên không có hướng dẫn về liều lượng. Một số người ủng hộ giấm táo đưa ra lời khuyên sử dụng giấm táo sau đây:

  • Uống một lượng nhỏ thường xuyên khi bị táo bón.
  • Pha khoảng một thìa giấm với một cốc nước ấm và uống hai lần mỗi ngày để giảm táo bón.

Tốt nhất, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng nhiều giấm táo hơn mức bình thường trong chế độ ăn uống hàng ngày.[4]

Giấm táo có thể điều trị táo bón không?

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo để trị táo bón

Các phương pháp khác để điều trị táo bón

Việc đầu tiên cần làm để điều trị táo bón là xác định nguyên nhân gây táo bón. Trong đa số trường hợp, táo bón thường do hai nguyên nhân chính là chế độ ăn và vận động không hợp lý.

Đối với nguyên nhân này thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị táo bón như:

  • Uống thêm 2 – 4 ly nước mỗi ngày.
  • Tránh đồ uống có chứa caffeine và rượu, có thể gây mất nước.
  • Hạn chế nước trái cây và đồ uống có độ ngọt cao.
  • Ít ăn các loại thịt chế biến sẵn, thực phẩm chiên và tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, mì ống và khoai tây.
  • Có thể ăn thịt nạc như thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Thêm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ khác vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
  • Ăn ít thực phẩm giàu chất béo như thịt, trứng và phô mai.
  • Ăn mận, ngũ cốc cám và các loại trái cây giàu chất xơ khác như cam, dứa, quả mọng, xoài, bơ và đu đủ.
  • Ghi nhật ký thực phẩm và chọn ra những thực phẩm gây ra tình trạng táo bón.
  • Tích cực vận động và tập thể dục đều đặn mỗi tuần để giúp tăng nhu động ruột.
  • Tư thế ngồi bồn cầu đúng: nâng chân lên, ngả người ra sau hoặc ngồi xổm có thể giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ.
  • Không đọc hoặc sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị khác trong khi cố gắng đi tiêu.
  • Tránh nhịn đi cầu.[5]

Mọi người cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn (OTC) đã được nghiên cứu chứng minh là làm giảm táo bón, bao gồm magie citrate. Tốt nhất nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn.

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của thuốc aspirin, liều lượng và một số lưu ý khi sử dụng

Giấm táo có thể điều trị táo bón không?

Tích cực vận động và tập thể dục đều đặn để giúp tăng nhu động ruột

Cách phòng ngừa táo bón

Các cách phòng ngừa táo bón cũng tương tự phương pháp điều trị táo bón đơn giản tại nhà:

  • Chế độ ăn uống: bổ sung chất xơ qua nhiều nguồn thực phẩm như trái cây, rau, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt… Người bị táo bón nên ăn từ 18 – 30 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Tránh tiêu thụ nhiều thực phẩm không hoặc có ít chất xơ chẳng hạn như khoai tây chiên, thịt, xúc xích… thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn đông lạnh và đồ ăn nhẹ.[6]
  • Uống nước đầy đủ: tổng lượng nước tối thiểu cần bổ sung mỗi ngày là 2 lít. Lưu ý: sữa có thể gây táo bón ở một số người và một số thức uống như cà phê, nước ngọt, bia có thể làm bạn mất nước, bạn nên ngừng sử dụng thức uống này cho đến khi hết táo bón.
  • Tăng cường vận động: luyện tập thể dục đều đặn, không cần dành quá nhiều thời gian và chọn những bài tập độ khó cao, thậm chí bạn chỉ cần đi bộ khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày cũng có thể giúp phòng ngừa táo bón.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng có chứa magie để điều trị táo bón nhưng không phải ai cũng nên dùng magiê. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Đi cầu khi bạn cảm nhận được “tín hiệu”, không nên nhịn đi cầu kéo dài.[5]

Giấm táo có thể điều trị táo bón không?

Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp phòng ngừa táo bón

Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về việc sử dụng giấm táo trong điều trị táo bón, từ đó giúp bạn sử dụng giấm táo một cách hiệu quả tránh được các tác dụng không mong muốn. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh bạn nhé!

  • Relieving Constipation with Apple Cider Vinegar

    https://www.healthline.com/health/digestive-health/apple-cider-vinegar-for-constipation#use

  • Authenticating apple cider vinegar”s home remedy claims: antibacterial, antifungal, antiviral properties and cytotoxicity aspect

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29224370/

  • Can apple cider vinegar help relieve constipation?

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/323076

  • Constipation

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4059-constipation#diagnosis-and-tests

  • Eating, Diet, & Nutrition for Constipation

    https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/constipation/eating-diet-nutrition

  • Xem thêm Giấm táo có thể điều trị táo bón không?

    >>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm ruột bạn nên biết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *