Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm virus lây lan qua muỗi gây tổn thương não nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Vì thế căn bệnh này đã trở thành mối lo ngại đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Để tìm hiểu thêm thông tin về viêm não Nhật Bản cần tiêm mấy mũi, lịch tiêm cho trẻ em và người lớn như thế nào, mời bạn đọc bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi? Lịch tiêm cho người lớn và trẻ em
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua muỗi Culex
Contents
- 1 Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?
- 2 Vaccine phòng viêm não Nhật Bản là gì? Có mấy loại?
- 3 Vì sao cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản?
- 4 Viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi? Lịch tiêm phòng như thế nào?
- 5 Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản
- 6 Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm virus lây truyền sang người qua vết muỗi đốt. Bệnh này có thể dẫn đến viêm não nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng như sốt, nhức đầu, co giật và thậm chí hôn mê.
Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với trẻ em và người lớn tuổi. Đối với người trưởng thành ở những khu vực phổ biến bệnh có thể tự miễn dịch sau khi nhiễm bệnh trong thời thơ ấu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính có gần 68.000 ca lâm sàng trên toàn cầu mỗi năm, với khoảng 13.600 – 20.400 ca tử vong. Mặc dù bệnh rất hiếm nhưng tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh viêm não có thể từ 20 – 30%. [1]
Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em
Vaccine phòng viêm não Nhật Bản là gì? Có mấy loại?
Vaccine viêm não Nhật Bản là vaccine giúp phòng ngừa bệnh dựa trên phân tích phát sinh gen của gen vỏ của virus gây bệnh. [2]
Một nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trên chuột cho thấy, những con chuột được cung cấp kháng thể thông qua truyền thụ động đã được bảo vệ khỏi virus trong máu, từ đó cho thấy vai trò quan trọng của các kháng thể này trong việc ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng gây bệnh.[3]
Hiện nay, có ba loại vaccine phòng ngừa bệnh phổ biến:
- Vaccine bất hoạt: được làm từ virus đã chết không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giữ được đặc tính kháng nguyên và được khuyên dùng cho những người có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản.
- Vaccine sống giảm độc lực: được tạo ra từ một dạng virus hoặc làm suy yếu một loại virus sống có tên là chủng SA-14-14-2. Loại virus bị suy yếu này không còn khả năng gây bệnh ở người nhưng vẫn giữ được đặc tính kháng nguyên.
- Vaccine tái tổ hợp sống (chimeric): được tạo ra bằng cách kết hợp các bộ phận của virus sốt vàng da (YFV) và virus viêm não Nhật Bản (JEV) để tạo ra một loại virus chimeric mới. Vaccine này được khuyến nghị cho những người có nguy cơ mắc bệnh sốt vàng da hoặc viêm não Nhật Bản.
Hiện nay, có ba loại vaccine phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
Vì sao cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản?
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm có thể gây viêm não và để lại các biến chứng lâu dài tới thần kinh hoặc thậm chí gây tử vong. Vì vậy, tiêm vaccine là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh viêm não Nhật Bản vì nó mang lại khả năng miễn dịch giúp chống lại virus.
Để đảm bảo phòng ngừa bệnh tốt nhất, bạn cần phải tuân thủ lịch tiêm chủng và liều lượng được khuyến nghị bởi các chuyên gia sức khỏe. Số lượng và thời gian tiêm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vắc xin cụ thể được sử dụng.
Thông thường, cần phải tiêm nhiều liều để thiết lập khả năng miễn dịch và cho phép hệ thống miễn dịch tạo ra đủ kháng thể để chống lại virus. Việc tuân thủ nhất quán lịch tiêm chủng cũng là cách để đảm bảo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và lâu dài đối với virus.
Tìm hiểu thêm: Những sai lầm thường gặp trong chạy bộ giảm cân mà mọi người nên tránh
Cần tiêm ngừa đúng và đủ để hệ thống miễn dịch tạo đủ kháng thể để chống lại bệnh
Viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi? Lịch tiêm phòng như thế nào?
Lịch trình liều lượng vaccine khác nhau tùy theo quốc gia và cũng phụ thuộc vào loại vaccine được sử dụng.
Vaccine Jevax
Vaccine Jevax là vaccine bất hoạt, chỉ định tiêm cho trẻ em từ 1 đến dưới 15 tuổi. Các mũi tiêm gồm:
- Mũi 1: khi trẻ tròn 12 tháng tuổi trở lên.
- Mũi 2: sau khi tiêm mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
- Mũi 3: sau khi tiêm mũi thứ 2 ít nhất 1 năm.
- Tiêm nhắc lại: mỗi 3 năm 1 lần cho đến khi bé 15 tuổi.
Vắc xin Imojev
Vaccine Imojev là vaccine sống, tức là được tạo ra từ một dạng virus đã suy yếu, virus này đã giảm độc lực hoặc tái tổ hợp với virus gây sốt vàng da, chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Các mũi tiêm gồm:
- Từ 9 tháng tuổi đến 18 tuổi, tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 12-24 tháng.
- Trên 18 tuổi: Tiêm dưới da 1 liều 0.5 ml duy nhất.
Tùy theo quốc gia và loại vaccine sử dụng mà sẽ có các lịch tiêm khác nhau
Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản
Các tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm phòng:
- Đau nhức hoặc sưng đỏ tại vị trí tiêm.
- Sốt (thường xảy ra ở trẻ em).
- Nhức đầu, đau cơ (thường xảy ra ở người lớn).
Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu như cảm thấy chóng mặt, thay đổi thị lực, ù tai hoặc bị kích ứng do liều tiêm gây ra ví dụ như nổi mề đay, sưng mặt và cổ họng, khó thở, nhịp tim nhanh hoặc suy nhược,… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vaccine là đau nhức hoặc sưng đỏ tại vị trí tiêm
Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin viêm não Nhật Bản
Vaccine viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nó hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể có thể chống lại virus. Những người đi du lịch đến những vùng thường mắc bệnh viêm não Nhật Bản thì nên thực hiện tiêm phòng, đặc biệt nếu dự định ở lại trong một thời gian dài.
Vaccine có thể làm giảm tới 90% nguy cơ nhiễm trùng, từ đó giúp bảo vệ bạn khỏi căn bệnh này một cách hiệu quả. Ngoài ra, nhìn chung thì vaccine an toàn và dung nạp tốt, chỉ có một ít nguy cơ tác dụng phụ.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo 5 nguyên nhân suy thận có thể bạn chưa biết
Vaccine có thể làm giảm tới 90% nguy cơ nhiễm trùng bệnh
Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Bằng cách tuân theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị cho cả trẻ em và người lớn, bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi bệnh nhiễm trùng có khả năng đe dọa tính mạng này.