EPA là một acid béo không no, không chỉ hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện ở trẻ nhỏ mà còn giúp nâng cao sức khỏe ở người lớn. Vậy EPA có tác dụng gì đối với cơ thể, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: EPA là gì? 8 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của EPA đối với cơ thể bạn cần biết
Contents
- 1 EPA là gì?
- 2 Các tác dụng của EPA đối với sức khỏe
- 2.1 EPA có tác dụng chống viêm
- 2.2 EPA làm giảm chất béo trung tính trong máu
- 2.3 EPA giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch
- 2.4 EPA hỗ trợ điều trị trầm cảm
- 2.5 EPA tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
- 2.6 EPA hỗ trợ điều trị ung thư
- 2.7 EPA giảm số lần bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh
- 2.8 EPA giúp giảm nguy cơ đau tim
- 3 Hướng dẫn cách dùng EPA đúng cách an toàn, hiệu quả
- 4 Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng EPA
- 5 Lưu ý khi sử dụng EPA
EPA là gì?
EPA là tên viết tắt của Axit eicosapentaenoic, một loại acid béo thuộc nhóm Omega-3. Chất này được tìm thấy cùng với axit docosahexaenoic (DHA) trong một số loại cá ngừ và cá hồi. Đây là chất hỗ trợ phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý liên quan đến tim mạch, viêm nhiễm, tự miễn, rối loạn tâm thần.[1]
EPA là một loại acid béo thuộc nhóm Omega-3
Các tác dụng của EPA đối với sức khỏe
EPA có tác dụng chống viêm
Theo một số nghiên cứu, EPA có tác dụng chống viêm hiệu quả hơn DHA. Chất này có tác dụng giảm sự xâm nhập của bạch cầu trung tính (tế bào đầu tiên đến khi phát hiện tế bào lạ), giảm phản ứng viêm của các đại thực bào, tăng sản xuất interleukin-10 – chất giúp điều hòa quá trình viêm trong cơ thể.[2]
EPA có tác dụng chống viêm hiệu quả
EPA làm giảm chất béo trung tính trong máu
Một nghiên cứu chỉ ra rằng kết hợp axit ethyl eicosapentaenoic – một chất EPA với statin – một loại thuốc có tác dụng giảm lipid máu có thể giúp giảm nồng độ triglycerid cao trong máu. Mặt khác, EPA cũng có tác dụng cải thiện nồng độ cholesterol theo hướng tích cực nên được chấp nhận trong điều trị rối loạn lipid máu.[1]
EPA giúp giảm nồng độ lipid trung tính
EPA giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch
EPA không chỉ giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu mà còn ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch – một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới các bệnh tim mạch nguy hiểm. Đồng thời, EPA còn có tác dụng chống viêm và giảm stress oxy hóa, từ đó EPA giúp tăng cường chức năng của tế bào trong cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy rằng EPA giúp giảm nguy cơ đột tử do nhồi máu cơ tim ở những người đã từng trải qua tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Ngoài ra, EPA còn có tác dụng tăng cường hiệu quả của aspirin – một loại thuốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý tim mạch.[3]
EPA giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch
EPA hỗ trợ điều trị trầm cảm
EPA là một trong những chất có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, đặc biệt khi sử dụng thực phẩm chứa EPA với các thuốc điều trị bệnh lý này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng của người bệnh.[3]
Theo một phân tích tổng hợp từ 26 nghiên cứu năm 2016, khi sử dụng các thực phẩm từ cá (cá trích, cá thu, cá ngừ, cá bơn, cá hồi, cá tuyết, cá voi trắng…) giúp giảm 17% nguy cơ mắc trầm cảm. Tuy nhiên, những tác dụng này vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn trên lâm sàng.[4]
Kết hợp EPA với thuốc điều trị trầm cảm có thể cải thiện các triệu chứng ở người bệnh
EPA tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
Với những phụ nữ sử dụng EPA theo khuyến cáo có thể giúp giảm tình trạng sinh non, đồng thời có thể giúp giảm tình trạng trầm cảm sau sinh. Mỗi phụ nữ trong độ tuổi này nên bổ sung 1,4g mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai và 1,3g mỗi ngày trong giai đoạn cho con bú.[4]
EPA giúp giảm tình trạng tử vong chu sinh ở thai nhi (tình trạng trẻ tử vong trong thời gian từ 22 tuần tuổi đến 7 ngày sau sinh), giảm những bệnh lý mà trẻ có thể mắc sau khi sinh, giảm nguy cơ nhẹ cân ở nhiều trẻ. Mỗi trẻ em từ khi sinh ra đến 6 tháng tuổi nên được bổ sung 0,5g EPA mỗi ngày để giúp trẻ có thể thích nghi tốt với môi trường ngoài tử cung của mẹ.[5]
EPA giúp giảm tình trạng sinh non ở phụ nữ mang thai
EPA hỗ trợ điều trị ung thư
EPA và DHA kết hợp với nhau có thể hỗ trợ nâng cao thể trạng cũng như điều trị bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến. Theo nghiên cứu trên 47882 nam giới từ 40 đến 75 tuổi, theo dõi trong hơn 12 năm và ghi nhận 2400 trường hợp mắc ung thư tiền liệt tuyến cho thấy rằng ăn nhiều cá hoặc sử dụng dầu cá có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến.[6]
EPA có tác dụng tốt trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến
EPA giảm số lần bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh
Theo một nghiên cứu với 120 người bệnh được chia thành hai nhóm có sử dụng EPA và không sử dụng EPA trong 8 tuần đã chỉ ra rằng, khi cung cấp đầy đủ chất này cho cơ thể có thể giảm tần số xuất hiện những cơn bốc hỏa và nâng cao chất lượng cuộc sống ở những người phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.[7]
EPA giúp giảm tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh
EPA giúp giảm nguy cơ đau tim
Theo một số nghiên cứu, khi kết hợp EPA với các thuốc họ statin có thể giúp giảm những cơn đau thắt ngực ổn định ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc dưới dạng đường uống để đạt được hiệu quả cao.[1]
EPA giúp giảm nguy cơ xuất hiện những cơn đau thắt ngực
Hướng dẫn cách dùng EPA đúng cách an toàn, hiệu quả
Một số thực phẩm giàu EPA như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá bơn, cá hồi, gan cá tuyết,… giúp đảm bảo một phần nhu cầu của cơ thể. Theo khuyến cáo, người trưởng thành nên bổ sung 1 – 2g EPA mỗi ngày trong tối đa 6 tháng để có thể đạt được hiệu quả điều trị một số bệnh lý nhất định.[1]
Tìm hiểu thêm: Quả cơm cháy chữa cảm cúm có hiệu quả không?
Bạn nên bổ sung EPA theo liều lượng được khuyến cáo
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng EPA
EPA là một chất quan trọng đối với cơ thể nhưng nếu bổ sung quá liều lượng được khuyến cáo (lớn hơn 3g/ngày) có thể làm xuất hiện một số tác dụng không mong muốn như:
- Buồn nôn: người bệnh luôn cảm thấy nôn nao, muốn nôn mọi thứ ra ngoài, gây cảm giác khó chịu.
- Tiêu chảy: số lần đi cầu nhiều hơn 3 lần/ngày kèm với phân lỏng tóe nước.
- Ợ hơi: thường xuất hiện sau bữa ăn. Triệu chứng này có thể đi kèm khó tiêu.
- Tăng nguy cơ xuất huyết: có thể xuất hiện đi ngoài phân máu hoặc nôn ra máu.[1]
Dùng EPA có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn
Lưu ý khi sử dụng EPA
Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng
Theo một số nghiên cứu, EPA có thể được sử dụng liên tục trong 7 năm mà không xuất hiện các tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều hơn 3g mỗi ngày các thực phẩm chức năng liên quan đến chất này có thể làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Chính vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định được:
- Bạn có nên sử dụng trong thời điểm này hay không?
- Sử dụng trong thời gian bao lâu?
- Liều lượng sử dụng như thế nào?
- Theo dõi các biến chứng có thể gặp trong quá trình điều trị.[1]
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng EPA
Thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú
Mặc dù, chưa xác định được rõ những biến chứng mà phụ nữ mang thai và cho con bú có thể gặp phải khi sử dụng EPA không đúng chỉ định. Nhưng cơ thể phụ nữ trong giai đoạn này thường nhạy cảm hơn bình thường nên khi sử dụng cho mẹ bầu thì cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.[1]
Phụ nữ có thai cần tham vấn ý của Bác sĩ khi sử dụng EPA
Thận trọng với người loạn nhịp tim
Mặc dù EPA có tác dụng tốt với những người mắc bệnh tim mạch nhưng có một tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng thuốc này là tình trạng nhịp tim không đều ở người bệnh. Chính vì vậy, với những người không thể kiểm soát nhịp tim từ trước nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thực phẩm này..[1]
Người rối loạn nhịp tim nên cân nhắc khi sử dụng EPA
Tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp
Theo một số nghiên cứu, EPA có thể giúp giảm huyết áp ở người bệnh. Tuy nhiên, với những người đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây nên tình trạng huyết áp xuống rất thấp. Đây là tình trạng nguy hiểm cần phải được cấp cứu để tránh nguy cơ tử vong.
Đối với những người tăng huyết áp đang được điều trị bằng thuốc thì cần phải theo dõi huyết áp để quyết định có nên sử dụng thuốc này trong thời gian dài hay không.[1]
EPA có tác dụng giảm huyết áp nên cần được cân nhắc khi sử dụng
Tương tác với thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống đông máu, có tác dụng hạn chế sự kết dính các tế bào tiểu cầu, làm giảm quá trình hình thành nên các nút tiểu cầu nên có tác dụng ngăn sự hình thành cục máu đông.
EPA có tác dụng làm giảm quá trình đông máu của cơ thể. Chính vì vậy khi kết hợp EPA với các thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel có thể dẫn tới tình trạng chảy máu kéo dài.[1]
Khi sử dụng EPA với aspirin có thể gây chảy máu không cầm được
Các loại thực phẩm giàu EPA
Tùy vào mỗi loại thực phẩm giàu Omega-3 sẽ có chứa lượng EPA khác nhau. Một số thực phẩm giàu EPA có thể kể đến là:
- 85gam cá hồi có chứa 0,59g EPA.
- 85gam cá trích có chứa 0,77g EPA.
- 85gam cá mòi có chứa 0,45g EPA.
- 85gam cá thu có chứa 0,43g EPA.
- 85gam hàu có chứa 0,3g EPA.
- 85gam cá vực có chứa 0,18g EPA.[4]
Cá hồi là thực phẩm giàu EPA
EPA là một trong những chất có tác dụng đối với sự phát triển của trẻ em và người trưởng thành. Chính vì vậy việc sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để sử dụng thực phẩm này hiệu quả nhé!
Dietary eicosapentaenoic acid and docosahexaenoic acid equally incorporate as decosahexaenoic acid but differ in inflammatory effects
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18312787/
Omega-3 Fatty Acids EPA and DHA: Health Benefits Throughout Life
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3262608/
Omega-3 Fatty Acids
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Omega3FattyAcids-HealthProfessional/
Omega‐3 fatty acid addition during pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6516961/
Chapter 12 – Prostate Cancer Prevention: Strategies and Realities
https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular-biology/eicosapentaenoic-acid
Effects of ethyl-eicosapentaenoic acid omega-3 fatty acid supplementation on hot flashes and quality of life among middle-aged women a double-blind, placebo-controlled, randomized clinical trial
https://journals.lww.com/menopausejournal/abstract/2009/16020/effects_of_ethyl_eicosapentaenoic_acid_omega_3.22.aspx
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất UAB Aconitum của nước nào? Chất lượng có tốt không?