Trẻ đang đứng chơi trên giường hay trên cầu thang bỗng dưng trượt chân ngã đập đầu xuống đất. Bố mẹ nên xử trí tình huống này thế nào? Tham khảo nội dung bên dưới ngay.
Bạn đang đọc: Xử trí khi bé bị đập đầu xuống đất
Đôi khi trong lúc vui chơi, bất cẩn mà bé bị đập đầu xuống đất, nhẹ thì chỉ xây xát, nặng có thể bị chấn thương sọ não và thậm chí là tử vong nên bố mẹ khi thấy trẻ bị đập đầu xuống đất, cần bình tĩnh xử lý tình huống như sau:
Contents
Cách xử trí khi bé bị đập đầu xuống đất
Sau khi bé ngã đập đầu xuống đất, bố mẹ cần theo dõi trong 1 – 2 ngày, nếu bé vẫn tỉnh táo, vui vẻ, vận động bình thường, bố mẹ có thể an tâm là trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám. Nếu bố mẹ không yên tâm có thể đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, xác nhận tình trạng sức khỏe của bé rõ ràng hơn.
Trong quá trình theo dõi, ngay sau ngã, bố mẹ nên giữ cho trẻ thức tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ, sau đó có thể cho trẻ ngủ nhưng cũng không ngủ quá 20 phút.
Nếu sau khi ngã xuống mà đầu trẻ nổi lên 1 cục u to, bạn cần chườm lạnh cho cục u nhỏ dần, chườm trong 20 phút, có thể nghỉ 5 phút rồi chườm tiếp 20 phút nữa. Trong quá trình này bố mẹ cần giữ trẻ ngồi yên, nếu không rất khó giảm độ sưng.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà
Đưa trẻ đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiện sau:
– Quấy khóc liên tục, bất thường, dỗ không nín.
– Bị chảy máu, chảy nước từ lỗ tai, lỗ mũi ra.
– Tay, chân bị liệt, yếu, không có sức.
– Bị đau đầu và chứng đau đầu tăng nặng theo thời gian.
– Bất tỉnh, hiện tượng này có thể chỉ xuất hiện trong vòng vài giây nhưng có thể là dấu hiện cho biết lực va đập đủ mạnh để tạo khối máu tụ ở não của trẻ. Nếu trẻ khóc thét lên khi vừa ngã xuống đất thì bạn còn cảm thấy đỡ lo lắng hơn vì trẻ còn tỉnh tảo.
– Sau khi ngã, trẻ tỉnh táo nhưng sau đó liền có dấu hiệu như kích động khó dỗ, thiếu tập trung, không nhận ra bố mẹ, người thân, người lơ mơ không thể làm theo yêu cầu… Trẻ đang có dấu hiệu rối loạn tri giác cần đưa đến bệnh viện ngay.
– Đi đứng mất thăng bằng, liên tục ngã lên ngã xuống, bị chóng mặt. Với bé chưa biết đi thì bố mẹ cần chú ý xem bé ngồi, bò có bất thường không? Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa đến bác sĩ.
– Trẻ nôn ói từ 3 lần trở lên phải đưa đi bệnh viện ngay. Lưu ý, là ngay cả khi không bị chấn thương sọ não thì bé sau khi ngã cũng có thể bị nôn 1 – 2 lần vì ho, khóc nhiều, cũng có thể là vì hộp sọ có sự va đập, chấn động. Để phòng khi bé bị nôn thì sau khi trẻ ngã trong vài tiếng đầu, bố mẹ chỉ nên cho uống nước, bú sữa mẹ, không ăn thức ăn đặc.
– Trong 24 tiếng đầu tiên sau khi ngã, nếu mắt trẻ bị lác, 2 đồng tử ở 2 mắt không đều, bé nhìn vật không rõ, nhìn mờ dẫn tới đi đứng loạng choạng, lao vào đồ vật thì nên đưa đến bệnh viện thăm khám.
– Sau khi ngã, không nên để cho bé ngủ ngay, cần theo dõi 1-2 tiếng đồng hồ nhưng nếu bố mẹ không giữ bé thức được thì vẫn có thể cho trẻ ngủ như bình thường nhưng cần theo dõi 2 tiếng 1 lần, có thể lay trẻ dậy giữa chừng cho trẻ vận động nếu trẻ chẳng phản ứng, màu da trẻ chuyển sang tái nhợt, thở không đều, thở nông, ngừng thở trong 10 – 20 giây, bị co giật thì đưa đến bệnh viện liền.
– Có nhiều trường hợp đưa trẻ đến bệnh viện nhưng trẻ không có biểu hiện gì và bác sĩ cho về nhà thì bố mẹ vẫn phải theo dõi thêm vài ngày nữa, nếu trẻ có các dấu hiện trên thì phải đưa đến bệnh viện kiểm tra, điều trị kịp thời.
Lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ để tránh bị đập đầu xuống đất
>>>>>Xem thêm: 9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý
– Luôn quan sát và đảm bảo bé ăn ngủ, vui chơi trong tầm mắt của bạn, với các trò chơi vận động mạnh nên đảm bảo có bảo hộ đầy đủ mới cho trẻ chơi.
– Bố mẹ khi vui chơi với trẻ cũng nên tiết chế sức lực, không ẵm, quăng, ném trẻ lên cao, không cho trẻ chơi ở những vị trí có khoảng cách cao quá so với mặt đất.
– Giường ngủ của trẻ nên có rào chắn cao để tránh trẻ leo trèo, té ngã xuống đất hoặc đặt nệm dưới đất để tránh cho bé bị té ở vị trí cao.
– Phòng của trẻ nên đặt nhiều thảm, xốp để nếu trẻ có ngã xuống đất cũng giảm độ nguy hiểm với sọ não và các bộ phận quan trọng khác tối đa.
Tình huống trẻ bị đập đầu xuống đất không mới nhưng rất nhiều bố mẹ đều không có đủ kiến thức để xử trí tình huống này. Nên bố mẹ trẻ nào cũng nên cập nhật thông tin này để chăm sóc trẻ tốt hơn.