Trái cây là thực phẩm tốt dành cho sức khoẻ. Trong đó, lê là loại trái cây thơm ngon và đặc biệt bổ dưỡng. Vậy quả lê có tác dụng gì và các lưu ý khi ăn lê như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Ăn lê có tác dụng gì? 21 công dụng của quả lê và các lưu ý khi ăn lê
Lê là loại trái cây thơm ngon và đặc biệt bổ dưỡng
Contents
- 1 Tác dụng của quả lê
- 1.1 Tốt cho hệ tiêu hoá
- 1.2 Giàu chất chống oxy hoá
- 1.3 Hỗ trợ giảm cân
- 1.4 Hỗ trợ điều trị viêm túi thừa
- 1.5 Loại bỏ độc tố khỏi cơ thể
- 1.6 Chống viêm
- 1.7 Tốt cho hệ tim mạch
- 1.8 Phòng ngừa ung thư
- 1.9 Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- 1.10 Hỗ trợ điều trị thiếu máu
- 1.11 Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
- 1.12 Chữa ho, đau họng, hạ sốt
- 1.13 Giúp mau lành vết thương
- 1.14 Tăng cường thị lực
- 1.15 Giảm nguy cơ đột quỵ
- 1.16 Giải rượu, bia
- 1.17 Ngăn ngừa loãng xương
- 1.18 Tốt cho thai kỳ
- 1.19 Tốt cho trẻ em đang ăn dặm
- 1.20 Tốt cho da
- 1.21 Tốt cho tóc
- 2 Ăn lê nhiều có tốt không?
- 3 Lưu ý khi ăn lê
Tác dụng của quả lê
Tốt cho hệ tiêu hoá
Lê có thể giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa giữ nước và giảm đầy hơi. Hoạt chất pectin có trong quả lê được coi là thuốc lợi tiểu tự nhiên và có tác dụng nhuận tràng nhẹ.
Các chất dinh dưỡng có trong quả lê có thể bảo vệ các cơ quan tiêu hóa khỏi stress oxy hóa, giúp kiềm hóa cơ thể và cân bằng độ pH. Ăn nhiều lê cũng có thể có lợi như một phương pháp điều trị bệnh trĩ tự nhiên. [2]
Lê tốt cho hệ tiêu hoá
Giàu chất chống oxy hoá
Trong quả lê có chứa vitamin C, polyphenol, axit phenolic, phytochemical và flavonoid có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh tật. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng chống oxy hóa khi ăn lê bao gồm cả vỏ cao hơn đáng kể so với ăn lê bỏ vỏ.
Các chất chống oxy hoá trong lê còn có tác dụng chống viêm và chống ung thư. Bên cạnh đó, tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư còn nhờ vào glutathione có trong lê. Glutathione là một “siêu chất chống oxy hóa” được biết là giúp ngăn ngừa ung thư, cao huyết áp và đột quỵ. [2]
Lê giàu chất chống oxy hoá
Hỗ trợ giảm cân
Quả lê giàu chất dinh dưỡng, ít calo, giúp no lâu do đó có thể giúp hỗ trợ giảm cân. Trong lê có nhiều chất xơ, các nghiên cứu ở những người thừa cân cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ từ trái cây có liên quan đến việc hỗ trợ giảm cân. [2]
Quả lê giàu chất dinh dưỡng, ít calo có thể giúp hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ điều trị viêm túi thừa
Viêm túi thừa xảy ra khi túi phồng trong niêm mạc ruột già, được gọi là túi thừa và phát triển dẫn đến nhiễm trùng, viêm.
Trong quả lê có chứa một lượng lớn chất xơ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hoá. Một nghiên cứu cho rằng dùng ít nhất 30 g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh túi thừa. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu thêm về các tác động của chất xơ và nguy cơ mắc bệnh túi thừa. [3]
Lê có thể hỗ trợ điều trị viêm túi thừa
Loại bỏ độc tố khỏi cơ thể
Lê chứa hàm lượng chất oxy hoá bao gồm vitamin C, vitamin K có tác dụng chống lại tác động của các gốc tự do, loại bỏ độc tố có hại khỏi cơ thể.
Các gốc tự do có thể phát triển khi cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và có thể góp phần vào sự phát triển ung thư. Do đó bổ sung lê trong chế độ ăn hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa ung thư. [3]
Lê chứa hàm lượng chất oxy hoá có tác dụng loại bỏ độc tố có hại khỏi cơ thể
Chống viêm
Lê là một nguồn giàu chất chống oxy hoá flavonoid giúp giảm viêm, và có thể làm giảm các nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, lê chứa một số vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin K, đồng có khả năng chống viêm.
Lê có khả năng chống viêm
Tốt cho hệ tim mạch
Lê có thể bảo vệ tim bằng cách cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ. Tác dụng có lợi của lê là do sự hiện diện của các chất phytochemical chống oxy hóa giúp ngăn tắc nghẽn động mạch, giảm viêm và ngăn ngừa mức độ căng thẳng oxy hóa cao.
Ngoài ra, pectin trong quả lê rất hữu ích trong việc giúp giảm mức cholesterol một cách tự nhiên. Các nghiên cứu dịch tễ học cũng cho thấy mối tương quan giữa chế độ ăn lê với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ thấp hơn.
Lê làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Phòng ngừa ung thư
Hàm lượng anthocyanin và axit chlorogenic trong quả lê được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống ung thư. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây bao gồm lê có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư bao gồm ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác cho thấy dùng nhiều trái cây giàu flavonoid như lê cũng có thể bảo vệ chống lại ung thư vú và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, mặc dù lê có thể làm giảm nguy cơ ung thư nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn và không nên coi lê là thực phẩm thay thế trong điều trị ung thư.
Lê có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Lê được coi là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và lượng chất xơ cao. Nhờ đó các chất xơ trong lê giúp giải phóng đường vào máu từ từ và do đó giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết thấp.
Ngoài ra, flavonoid trong lê có thể cải thiện độ nhạy insulin, điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.[4]
Lê giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết
Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Lê có thể rất có lợi cho những bệnh nhân bị thiếu máu và các bệnh thiếu khoáng chất khác vì lê chứa một lượng lớn đồng và sắt. Đồng tạo điều kiện cho sự hấp thu các khoáng chất vào hệ thống và sắt giúp tổng hợp các tế bào hồng cầu. [5]
Lê có thể rất có lợi cho những bệnh nhân bị thiếu máu
Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Một nghiên cứu thử nghiệm trên vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu, cho thấy chiết xuất của lê có tác dụng kháng khuẩn. Quả lê có thể có cơ chế bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và có thể có tác dụng kháng khuẩn để giảm nhiễm trùng.
Ngoài ra, chất chiết xuất từ lá lê có thể hoạt động như một chất khử trùng đường tiết niệu có thể hữu ích trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, dữ liệu hiện có không đủ để chứng minh và cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận thêm tiềm năng điều trị bệnh bằng quả lê. [6]
Lê hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Chữa ho, đau họng, hạ sốt
Lê có khả năng thanh nhiệt và làm ẩm phổi. Dùng lê hấp cách thuỷ hoặc trà từ lê có thể giúp đẩy nhanh thời gian hồi phục khi ho và cảm lạnh, đồng thời làm ẩm khi khô họng, ho khan.
Đồng thời, lê có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể cao khi bị sốt. Tác dụng này của quả lê là do chất chống oxy hóa trong lê, có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch.
Lê hấp cách thuỷ có thể chữa ho, đau họng, hạ sốt
Giúp mau lành vết thương
Lê cung cấp một lượng vitamin C cần thiết và rất quan trọng đối với sự phát triển và sửa chữa tế bào cũng như ngăn ngừa tổn thương oxy hóa. Vitamin C đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương và thậm chí bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Lê giúp mau lành vết thương
Tăng cường thị lực
Trong lê có chứa lutein và zeaxanthin là hai hợp chất cần thiết cho thị lực, giúp tăng cường thị lực, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lutein và zeaxanthin có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), đục thủy tinh thể và tổn thương võng mạc do ánh sáng.
Tìm hiểu thêm: Giới thiệu tinh dầu hoa anh thảo Blackmores mua ở đâu, có tốt không?
Lê giúp tăng cường thị lực, đặc biệt ở những người lớn tuổi
Giảm nguy cơ đột quỵ
Một nghiên cứu kéo dài 10 năm đã theo sát sức khỏe của gần 75.000 người Thụy Điển và phát hiện ra rằng ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ. Trong đó, rau lá xanh, táo, đặc biệt là lê, đều là những loại thực phẩm có hiệu quả cao nhất.
Một phân tích khác năm 2014 cũng cho thấy kết quả tương tự khi tổng hợp 20 nghiên cứu khác nhau. Theo đó, trái cây họ cam quýt, táo, lê và rau lá cũng là những nguồn chất chống oxy hóa tốt, có thể bảo vệ não bộ khỏi đột quỵ. [7]
Lê có tác dụng bảo vệ chống đột quỵ
Giải rượu, bia
Lê là một trong số ít loại trái cây có khả năng giải độc rượu, bia hiệu quả. Lê có tính mát, vị ngọt và hàm lượng nước cao. Vì vậy, nếu trong người có men rượu, ăn lê sẽ giảm khô miệng, khát nước, nóng rát ở ngực và dạ dày.
Nếu rượu, bia gây ra các triệu chứng chóng mặt, mọi người có thể ăn một quả lê hoặc uống một ly nước ép lê để giảm cơn đau đầu, mệt mỏi và buồn nôn. [7]
Lê có thể giải rượu, bia
Ngăn ngừa loãng xương
Lê là nguồn cung cấp hai chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của xương là vitamin K và boron. Hai hoạt chất này đều có khả năng giúp giữ cho xương chắc khỏe bằng cách bổ sung mật độ khoáng của xương, ngăn ngừa loãng xương, điều trị các tình trạng viêm nhiễm như viêm khớp, đồng thời cải thiện sức mạnh và khối lượng cơ bắp. [2]
Lê có khả năng ngăn ngừa loãng xương
Tốt cho thai kỳ
Axit folic rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai để giữ cho em bé an toàn khỏi dị tật bẩm sinh. Axit folic có trong lê có thể giúp mẹ bầu trong vấn đề này và các chất dinh dưỡng trong lê cũng góp phần duy trì sức khoẻ cho mẹ bầu.
Lê có tác dụng tốt cho thai kỳ
Tốt cho trẻ em đang ăn dặm
Đối với trẻ ăn dặm, lê luôn được khuyên dùng vì ít gây dị ứng và là loại trái cây có hàm lượng axit thấp. Vì vậy, lê thường không tạo ra bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tiêu hóa. Do đó trẻ đang ăn dặm có thể bổ sung lê để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Lê tốt cho trẻ em đang ăn dặm
Tốt cho da
Ăn lê không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho làn da của bạn tươi trẻ hơn nhờ các tác dụng như:
- Ngăn ngừa tổn thương da: lê chứa nhiều chất xơ đóng vai trò làm giảm tốc độ thải đường vào máu và ngăn ngừa tổn thương collagen trên da.
- Chống lão hoá: lê giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa giúp làm săn chắc da và giảm bớt sự hình thành các nếp nhăn.
- Trị mụn: lê chứa hàm lượng cao các vitamin quan trọng và khoáng chất thiết yếu có thể tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ trị mụn.
- Giữ ẩm cho làn da: lê giúp cân bằng lượng nước bình thường của da và duy trì độ ẩm tự nhiên. Do đó, chiết xuất của loại quả này được sử dụng rộng rãi để làm kem dưỡng ẩm.
- Tẩy tế bào chết: các enzym tự nhiên có trong lê có thể dễ dàng loại bỏ các tế bào da chết có trong lớp bề mặt của da hiệu quả.
Lê có tác dụng tốt cho da
Tốt cho tóc
Việc ăn lê sẽ giúp cho mái tóc của bạn đẹp hơn từng ngày nhờ các tác dụng của lê đối với tóc như:
- Giúp tóc khoẻ: lê, đặc biệt là những quả chín, chứa sorbitol giúp nuôi dưỡng chân tóc, da đầu và giữ ẩm cho tóc để giúp tóc khỏe mạnh.
- Giảm khô tóc: lê chứa nhiều vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên và giúp giữ cho các sợi tóc được điều hòa bằng cách duy trì sức khỏe của các tế bào tóc.
- Phục hồi tóc: lê có thể giúp phục hồi, cải thiện tình trạng tóc xỉn màu và độ bóng của tóc.
Lê có tác dụng tốt cho tóc
Ăn lê nhiều có tốt không?
Lê là một loại trái cây chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều lê, bạn có thể mắc phải các trường hợp sau:
- Gặp vấn đề về tiêu hoá: Trong lê chứa lượng đường fructose cao hơn đường glucose do đó các carbohydrate trong lê có thể lên men gây ra các chứng đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy, và đặc biệt trầm trọng hơn nếu bổ sung lê quá nhiều ở người mắc hội chứng ruột kích thích.
- Nạp quá nhiều vitamin: nạp quá nhiều chất xơ gây hại cho tiêu hóa vì cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hàm lượng Vitamin C cao có thể dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng, đầy bụng và đau đầu. Hàm lượng Vitamin A cao: có thể gây mờ mắt, chán ăn, chóng mặt,….
- Ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ: tiêu thụ quá nhiều lê còn có thể dẫn đến khiếm khuyết về chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh.
Nên ăn lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều lê gây phản tác dụng
Lưu ý khi ăn lê
Đối tượng không nên ăn lê
Lê có nhiều tác dụng với sức khỏe. Nhưng nếu bạn thuốc các đối tượng sau thì không nên ăn lê:
- Người dễ bị cảm lạnh, cúm, lạnh bụng và rối loạn tiêu hoá: vì lê có tính hàn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
- Người tỳ vị hư hàn, phụ nữ sau sinh, da bị tổn thương, trẻ em dưới 6 tháng: vì có thể gây hại đến tỳ vị.
Trẻ em dưới 6 tháng không nên ăn lê
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản lê
Cách chọn mua quả lê phù hợp:
- Nên chọn những quả lê có màu vàng mờ, có mùi thơm dễ chịu và hơi mềm ở cổ.
- Một quả lê tốt phải đủ cứng (không quá cứng).
- Vỏ quả đều màu và không bị hư hại. Ngay cả khi có một chút mảng màu nâu trên vỏ vẫn có thể dùng được.
- Đảm bảo phần trên cùng (gần cuống) không quá mềm cũng không quá cứng. Cần ấn nhẹ khu vực đó bằng đầu ngón tay thay vì bóp toàn bộ trái cây.
Cách bảo quản quả lê:
- Bảo quản lê trong tủ lạnh để hạn chế sự phân huỷ nhanh chóng.
- Có thể bảo quản lê trong túi giấy có lỗ thủng sẽ giúp chúng có đủ oxy và làm chậm quá trình thối rữa hoặc quá chín.
Bảo quản lê trong tủ lạnh để hạn chế sự phân huỷ nhanh chóng
Lưu ý khi ăn lê
Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn ăn lê đúng cách để hấp thu tối đa dinh dưỡng và an toàn, ngon miệng:
- Nên ăn luôn vỏ: ăn lê cả vỏ có khả năng chống oxy hóa cao hơn đáng kể so với ăn lê bỏ vỏ. [8]
- Hạn chế dùng lê đóng hộp, lê sấy khô: hàm lượng đường cao và chất bảo quản bổ sung có thể gây rủi ro cho sức khỏe khi tiêu thụ với số lượng lớn.
- Không nên ăn khi đói: hàm lượng axit có trong lê có thể gây hại đến dạ dày khi đang rỗng, do đó nên ăn lê sau khi ăn các bữa chính nhằm tránh gây hại cho dạ dày và tiêu hoá.
Nên ăn lê sau khi ăn các bữa chính
Một số thực phẩm kỵ với lê
Lê chứa nhiều hoạt chất và dinh dưỡng, do đó, nếu bạn ăn lê chung với các thực phẩm khác có thể sẽ gây ra tương kỵ làm ảnh hưởng sức khỏe, cụ thể là:
- Rau dền: nôn mửa hoặc khó tiêu có thể xảy ra sau khi ăn rau dền và lê. Vì vậy, những người bị rối loạn tiêu hoá nên tránh món ăn này.
- Củ cải: đồng ceton trong lê có thể phản ứng với cyanogen sulfide trong củ cải, gây ra chứng suy giáp và bướu cổ.
- Thịt ngỗng: Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và đạm. Nếu ăn quá nhiều, thận sẽ làm việc quá sức. Lê là một trong những loại trái cây có đặc tính dễ tan trong nước. Nếu ăn chúng cùng nhau sẽ khiến thận phải làm việc quá sức và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Rau dền, củ cải, thịt ngỗng là một trong số thực phẩm kỵ với lê
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về các công dụng tốt cho sức khoẻ của quả lê, các lưu ý khi lựa chọn mua, bảo quản, khi ăn và các thực phẩm tương kỵ với quả lê. Nếu thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Pear Nutrition: Surprising Immune & Antioxidant Benefits
Are pears good for you? Types, nutrition, calories, benefits, and more
https://www.medicalnewstoday.com/articles/285430
Pears and Diabetes: Benefits, Risks, and Nutrition
https://www.webmd.com/diabetes/pears-diabetes-benefits-risks-nutrition
Health Benefits of Pears (Nashpati), Uses And Its Side Effects
https://www.lybrate.com/topic/pears-nashpati-benefits-and-side-effects
Pear (Nashpati): Uses, Benefits, Side Effects and More!
Pear Nutrition Facts and Health Benefits
https://www.verywellfit.com/pears-nutrition-facts-calories-and-health-benefits-4114350
Antioxidant Capacity and Phenolics Profile of Portuguese Traditional Cultivars of Apples and Pears and Their By-Products: On the Way to Newer Applications
https://www.mdpi.com/2304-8158/12/7/1537
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Sử dụng tỏi đen đúng cách để không phản tác dụng