Bệnh Alzheimer’s có chữa được không?

Rate this post

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh Alzheimer, nhưng người ta đã phát triển những phương pháp có hoặc không dùng thuốc để điều trị giảm nhẹ triệu chứng suy giảm nhận thức và hành vi của căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Bệnh Alzheimer’s có chữa được không?

Giảm nhẹ triệu chứng liên quan đến nhận thức

Hiệp hội Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã cho phép lưu hành hai loại thuốc có tên chất ức chế Cholinesterase (KOH-luh-NES-ter-ays) và Memantine (Namenda) giúp làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer.

Bệnh Alzheimer’s có chữa được không?

Nhóm thuốc trước có tác dụng làm chậm sự giảm hàm lượng acetylcholine (a-SEA-til-KOHlean), một chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng trong sự ghi nhớ và quá trình học hỏi. Duy trì chất này ở mức cao giúp bảo đảm quá trình truyền dẫn tín hiệu giữa các tế bào thần kinh.

Tùy theo từng giai đoạn. người ta sử dụng và phối hợp khác nhau giữa các loại thuốc trong cùng nhóm này. Bao gồm: Donepezil (Aricept) dùng trong mọi giai đoạn của bệnh, Rivastigmine (Exelon) và Galantamine (Razadyne) áp dụng khi bệnh còn chưa tiến triển đến chỗ nặng lắm.

Một nhóm nữa còn lại là Memantine (Namenda) dùng để điều hòa glutamate (một chất truyền dẫn thần kinh có chức năng tương tự acetylcholine). Và chúng dùng để điều trị cho những giai đoạn sau của bệnh.

Giảm nhẹ triệu chứng liên quan đến hành vi

Để điều trị bệnh Alzheimer’s có triệu chứng liên quan đến hành vi, người ta thường áp dụng phương pháp không dùng thuốc trước. Muốn thực hiện được điểm này thì cần làm theo ba bước để tìm giải pháp đúng. Đầu tiên là xác định triệu chứng và tìm hiểu nguyên nhân rồi thay đổi môi trường chăm sóc để loại bỏ các yếu tố bất lợi.

Tìm hiểu thêm: Không cần nhịn ăn vẫn giảm cân tốt

Bệnh Alzheimer’s có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Các cách phòng chống nhiễm khuẩn Chlamydia

Một số nguyên nhân thường thấy liên quan đến môi trường, sức khỏe hoặc tác dụng phụ bởi các loại thuốc. Ví dụ viêm phổi hay nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm bệnh nhân không thoải mái, di chứng của các bệnh viêm tai hoặc xoang gây choáng váng và đau nhức.

Sự thay đổi hoàn cảnh nhanh chóng làm người mắc bệnh Alzheimer nhận thức lệch lạc về các mối đe dọa, gây tâm lý căng thẳng trong khi cố gắng hiểu rõ sự thay đổi của môi trường quanh họ.

Sự thay đổi này có thể bao gồm: đến một nơi lạ, có người lạ trong nhà, có người chăm sóc mới, nhập viện,… Tránh gây nên các thay đổi đột ngột quanh người bệnh và nên quan tâm an ủi, nhẹ nhàng chăm sóc họ để giảm nhẹ cảm giác sợ hãi.

Điều trị bằng thuốc có thể áp dụng kết hợp với phương pháp không dùng thuốc. Tuy nhiên cần phải rất cẩn trọng, theo dõi liên tục để nhận biết những triệu chứng cụ thể khác nhau của bệnh. Việc này chắc chắn cần có sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ lẫn gia đình bệnh nhân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *