Sỏi thận là căn bệnh về đường tiểu – sinh dục mà nhiều người gặp phải. Bên cạnh việc tuân thủ các biện pháp điều trị thì người bệnh cần áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu các loại thực phẩm người bị sỏi thận nên ăn qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bị sỏi thận nên ăn gì? 12 loại thực phẩm trị sỏi thận tại nhà an toàn, hiệu quả
Contents
Nước
Mất nước là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra sỏi thận với dấu hiệu nước tiểu màu vàng sẫm. [1]
Bạn nên cố gắng uống 12 ly nước mỗi ngày để có thể đẩy nhanh quá trình đào thải viên sỏi cơ thể. Sau đó, hãy tiếp tục duy trì uống 6-8 ly như khuyến cáo của Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK) để ngăn ngừa sỏi thận. [2].
Nước chanh
Chanh có chứa citrate giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi bằng cách liên kết với canxi trong nước tiểu và các tinh thể canxi oxalat, tạo ra một môi trường ít thuận lợi hơn cho việc hình thành sỏi thận. Citrate cũng có thể phá nhỏ các viên sỏi, cho phép chúng dễ dàng được thải ra ngoài hơn. [3]
Ngoài ra, hàm lượng cao vitamin C trong nước chanh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Xem thêm: 6 tác dụng của chanh đối với cơ thể có thể bạn chưa biết
Nước húng quế
Sự hiện diện của acid acetic trong nước húng quế giúp làm tan sỏi, giảm nồng độ acid uric dẫn đến giảm hình thành sỏi và giảm đau. Đồng thời, nước húng quế có chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm giúp duy trì sức khỏe của thận. [4]
Bạn hãy dùng lá húng quế tươi hoặc khô để pha trà và uống vài tách trà húng quế mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước húng quế hơn 6 tuần vì có thể làm lượng đường trong máu, gây huyết áp thấp và tăng nguy cơ xuất huyết.
Giấm táo
Tương tự húng quế, giấm táo cũng chứa thành phần acid acetic giúp làm tan sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và có thể giúp làm dịu cơn đau do sỏi gây ra. Theo một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thấy giấm táo có hiệu quả trong việc giúp giảm sự hình thành sỏi thận. [5]
Để đạt được hiệu quả, hãy sử dụng 2 muỗng canh giấm táo pha cùng 180 – 250 ml nước tinh khiết và uống cả ngày. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều vì giấm táo có thể dẫn đến hạ kali huyết và tăng nguy cơ loãng xương.
Nước ép cần tây
Trong các bài thuốc cổ truyền, cần tây là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và giảm đau giúp bạn loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, góp phần ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận. [6]
Vì vậy, bạn hãy xay nhuyễn một hoặc nhiều cọng cần tây với nước và uống ít nhất một ly nước ép cần tây mỗi ngày để có thể loại bỏ sỏi thận.
Nước ép quả lựu
Nước ép lựu được sử dụng để cải thiện chức năng thận, đẩy sỏi và các chất độc khác ra khỏi cơ thể. [7]
Ngoài ra, lựu còn có đặc tính chống oxy hóa cao, cao hơn cả vitamin E giúp giữ cho chức năng thận khỏe mạnh, làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu và ngăn ngừa sỏi thận phát triển. [8]
Nước luộc đậu thận
Nước luộc đậu thận là nước dùng từ đậu thận nấu chín – món ăn truyền thống ở Ấn Độ được sử dụng để cải thiện chức năng của thận và hệ tiết niệu. Lọc nước luộc đậu này và uống vài ly trong ngày giúp làm tan và đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. [9]
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp nên ăn gì? 11 thực phẩm tốt cho người thoái hoá khớp
Nước ép rễ cây bồ công anh
Một nghiên cứu cho thấy, taraxasterol có trong bồ công anh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận, tăng sản xuất nước tiểu và cải thiện các vấn đề tiêu hóa. [10]
Bạn có thể sử dụng 3 đến 4 cốc bồ công anh trong ngày như một loại trà hoặc có thể sử dụng tươi bằng cách ép nước, thêm vỏ cam, gừng và táo để giúp hương vị ngon và dễ uống hơn.
Nước ép cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì có chứa các hợp chất làm tăng lưu lượng nước tiểu, cho phép sỏi đi qua dễ dàng hơn và giảm nguy cơ phát triển sỏi thận. Hơn thế nữa, các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao trong nước ép cỏ lúa mì giúp làm sạch đường tiết niệu và thận. [11]
Bạn có thể bắt đầu uống nước ép cỏ lúa mì với lượng nhỏ và tăng dần đến tối đa 240ml mỗi ngày để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
Rau ngổ (rau om)
Theo Y học cổ truyền, rau ngổ (rau om) thường có vị cay, hơi chát, mùi thơm, có công dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận. Do đó, dùng rau ngổ làm tăng lưu lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận dễ dàng bị đào thải ra ngoài cơ thể. [12]
Hoa quả và rau
Hoa quả và rau là một phần không thể thiếu của bất kỳ chế độ ăn nào, đặc biệt là với những người đang gặp tình trạng sỏi thận. Theo các nghiên cứu vào năm 2014, bổ sung các loại trái cây có hàm lượng acid citric cao như cam và chanh đã được chứng minh tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa sỏi thận. [13]
Tuy nhiên, người bị sỏi thận cần lưu ý hạn chế các loại trái cây và rau có hàm lượng oxalat cao như rau chân vịt, đậu bắp, củ cải,…. Đặc biệt là khi sử dụng chúng cùng các thực phẩm chứa nhiều canxi sẽ hình thành các tinh thể canxi oxalat làm tăng nguy cơ sỏi thận tiến triển nặng hơn.
Protein thực vật
Ăn quá nhiều protein động vật có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, bạn có thể cân nhắc thay thế một số loại protein động vật mà bạn thường ăn bằng protein có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng,… [14]
Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa nhiều protein và ít oxalat nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng protein cần thiết dưới sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng. [2]
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh sỏi thận như đau quặn, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu,… bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh sỏi thận.
Các xét nghiệm bệnh sỏi thận:
- Xét nghiệm hình ảnh: chụp X-quang, chụp CT và siêu âm giúp bác sĩ có thể đánh giá được kích thước, hình dạng, vị trí và số lượng sỏi thận của bạn.
- Xét nghiệm máu: cho biết thận của bạn đang hoạt động như thế nào, kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và tìm kiếm các vấn đề sinh hóa có thể dẫn đến sỏi thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: cho biết các dấu hiệu nhiễm trùng và kiểm tra các chất hình thành sỏi thận.
>>>>>Xem thêm: Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh sỏi thận
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh sỏi thận, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thận Hà Nội.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn có thêm nhiều thông tin về chế độ dinh dưỡng khi bị sỏi thận. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè nếu cảm thấy hữu ích nhé!
Nguồn: Healthline, Medicalnewstoday, My.clevelandclinic