Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Rate this post

Bồ công anh mọc chủ yếu ở các vùng núi cao, cây có đặc tính thanh nhiệt, chống viêm, kháng khuẩn, chống ung thư và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày. Cùng tìm hiểu về cây bồ công anh và khả năng chữa đau dạ dày qua bài viết nhé!

Bạn đang đọc: Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Bồ công anh là gì?

  • Tên khoa học: Taraxacum offcinal Wig.
  • Tên gọi khác: phù công anh, bộc công anh, bồ anh, lục anh, mũi mác, đại đinh thảo, bát tri nại, địa đinh thảo, bạch cổ đinh, diếp trời, diếp dại, ba ba đinh…

Bồ công anh là một loại cây thân thảo, rễ đơn, có lá thuôn dài và hoa màu vàng, thường có màu nâu ở mặt lưng, quả có mỏ dài và bế 10 cánh. Cây chủ yếu phân bố ở những vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa…

Bồ công anh thường được thu hoạch vào tháng tư đến tháng năm khi mà cây có vị đắng mạnh. Người thu hoạch sẽ chọn cây nhỏ có lá dài, thân và cành có màu tím. Sau khi thu hoạch, toàn bộ các phần của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.

Trong cây bồ công anh có chứa các thành phần hóa học như: Taraxasterol, Pectin, Inulin, Choline, Glucose, Fructose, Sucrose…

Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Tất cả các bộ phận của cây bồ công anh đều có thể được sử dụng làm thuốc

Các tác dụng của bồ công anh đối với dạ dày

Thanh nhiệt cho dạ dày

Cây bồ công anh cung cấp một lượng chất xơ prebiotic inulin quan trọng, hỗ trợ dạ dày co bóp và làm rỗng tốt hơn. Do đó, nó giúp giảm táo bón và thúc đẩy quá trình di chuyển của thức ăn qua hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, trong y học cổ truyền bồ công anh còn có đặc tính thanh nhiệt giúp sơ can, tiết nhiệt, dưỡng âm, hòa vị, chữa chứng đau dạ dày hỏa uất hay chứng đau nóng rát dạ dày.

Ngoài ra, với hơn 3 gam chất xơ trong mỗi cốc nấu chín (105 gam), rau bồ công anh không chỉ làm gia tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn mà còn hỗ trợ nhu động ruột đều đặn và bảo vệ chống lại các vấn đề tiêu hóa như bệnh trĩ và viêm túi thừa.

Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giúp trị chứng nóng rát dạ dày

Cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày

Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá bồ công anh có tác dụng chống viêm loét và làm giảm tác hại của rượu lên dạ dày.[1]

Ngoài ra, chiết xuất lá bồ công anh còn được chứng minh về hiệu quả giảm viêm loét do tình trạng sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) lâu dài.[2]

Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Chiết xuất lá bồ công anh giúp giảm tình trạng viêm loét dạ dày

Khả năng làm rỗng dạ dày

Bồ công anh kích thích nhu động ruột gây ra sự co bóp của đáy vị và hang vị góp phần làm tăng áp lực trong dạ dày. Bồ công anh làm giảm khả năng vận động của cơ vòng môn vị góp phần làm giảm sức cản của thức ăn từ dạ dày đến ruột non.

Nhờ đó, bồ công anh có thể đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Việc tăng tốc độ tiêu hóa của nó có thể được thực hiện thông qua kích thích cholinergic. [3]

Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Bồ công anh giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày

Ngăn ngừa phát triển ung thư dạ dày

Chiết xuất rễ cây bồ công anh được phát hiện có tiềm năng ức chế sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư dạ dày mà không gây ra độc tính ở các tế bào bình thường.

Ngoài ra, chiết xuất rễ cây bồ công anh còn có hiệu quả ngăn ngừa sự phát triển của một số loại ung thư khác như ung thư vú, ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt…[4]

Tìm hiểu thêm: Không nên mang tất khi đi ngủ vào mùa lạnh

Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Chiết xuất rễ bồ công anh có tiềm năng ngăn ngừa phát triển ung thư dạ dày

Cách dùng bồ công anh để chữa đau dạ dày

Cây bồ công anh được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền như một vị thuốc giúp trị nhiều vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như:

  • Chữa viêm loét dạ dày: bằng bài thuốc gồm bồ công anh, hạ khô thảo và kim ngân hoa mỗi vị 20g. Đem sắc các nguyên liệu trong 600ml nước cho đến khi còn 300ml, sau đó tắt bếp. Sắc uống ngày 2 – 3 lần.
  • Chữa đau dạ dày: bằng bài thuốc gồm 20g lá bồ công anh, 15g lá khôi và 10g lá khổ sâm. Cho nguyên liệu vào 300ml nước đun sôi trong 15 phút. Sắc uống ngày 3 lần. Sử dụng 10 ngày liên tục, sau đó nghỉ 3 ngày và tiếp tục chu kỳ này.
  • Chữa ăn uống kém tiêu hay bị mụn nhọt: lá bồ công anh khô 10 – 15g. Cho nguyên liệu vào 600ml nước, đun sôi kỹ trong 15 phút, sắc còn 200ml (1 bát). Uống liên tục trong 3-5 ngày hoặc có thể kéo dài thêm.

Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Cây bồ công anh được dùng phổ biến trong y học cổ truyền giúp trị bệnh dạ dày

Lưu ý khi sử dụng bồ công anh chữa đau dạ dày

Bồ công anh có nhiều tác dụng tốt cho dạ dày và sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng không đúng cách vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ như nôn, phát ban dị ứng, viêm túi mật, viêm da…

Bên cạnh đó, ở một số đối tượng không sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bồ công anh như:

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ.
  • Người có cơ địa nhạy cảm, mẫn cảm khi tiếp xúc với bồ công anh.
  • Người bệnh bị tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim…
  • Người bị hội chứng ruột kích thích, viêm tắc ống mật, tắc ruột…

Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

Phụ nữ mang thai không sử dụng các bài thuốc về bồ công anh

Bồ công anh là một vị thuốc tốt được sử dụng trong nhiều bài thuốc giúp chữa bệnh dạ dày. Bạn hãy chia sẻ bài viết tới mọi người nếu thấy hữu ích nhé!

  • Efficiency of Taraxacum officinale (Dandelion) leaf Extract in alleviating Ulcer Occasioned by long ingestion of Non-Steroidal Anti-inflammatory Drug (NSAID) in Wister Rats

    https://www.researchgate.net/publication/331331176_Efficiency_of_Taraxacum_officinale_Dandelion_leaf_Extract_in_alleviating_Ulcer_Occasioned_by_long_ingestion_of_Non-Steroidal_Anti-inflammatory_Drug_NSAID_in_Wister_Rats

  • The effect of Taraxacum officinale on gastric emptying and smooth muscle motility in Rodents

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21453412/

  • Dandelion Benefits: Nutrition, Antioxidants, and Inflammation

    https://www.healthline.com/nutrition/dandelion-benefits

  • Xem thêm Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

    >>>>>Xem thêm: Chảy máu cam có nguy hiểm không? Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *