Viêm họng hạt là căn bệnh viêm nhiễm mạn tính trên đường hô hấp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Kenshin chia sẻ đến bạn thông tin về các biến chứng của viêm họng hạt bạn cần chú ý nhé.
Bạn đang đọc: Các biến chứng viêm họng hạt bạn cần chú ý
Contents
Nhiễm trùng ở các mô lân cận
Vi khuẩn gây viêm họng hạt có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là những bộ phận gần họng của bạn như tai giữa, xoang, amidan,… nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm.
Nhiễm trùng xâm lấn
Liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra một loạt vấn đề nhiễm trùng xâm lấn như:
- Nhiễm trùng mô bên dưới da: Các tế bào xung quanh các cơ bắp khi bị nhiễm khuẩn và lây lan nhanh chóng dẫn đến viêm mô hoại tử, thường được gọi là “bệnh vi khuẩn ăn thịt người”. Bệnh viêm hoại tử gây tử vong cho khoảng 1/4 người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên viêm họng hạt rất hiếm khi nguy hiểm dẫn đến tình trạng này.
- Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu của bạn, gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết. Đặc biệt, khi vi khuẩn lây lan và giải phóng độc tố tại nhiều cơ quan, gây nên các triệu chứng khó thở, ho, sốt, đau nhức và ớn lạnh tương tự cúm nhưng thực chất đó là biểu hiện của hội chứng sốc độc tố (TTS).
Các biến chứng liên quan đến hệ thống miễn dịch
- Sốt thấp khớp: Hệ thống miễn dịch phản ứng với nhiễm trùng viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra phản ứng viêm toàn thân với biểu hiện sốt cao, đau khớp, chảy máu cam và phát ban… Bệnh này thường thấy nhất ở độ tuổi từ 5 đến 15, có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, hệ thần kinh và da,…
- Sốt ban đỏ: Giống như sốt thấp khớp, bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em. Ban đầu phát ban thường xuất hiện ở vùng cổ, dưới cánh tay và bẹn, từ từ lan rộng ra.
- Viêm thận hay còn gọi là “viêm cầu thận hậu liên cầu” và thông thường, bệnh này sẽ tự khỏi.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giàu chất kẽm bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày
Ảnh hưởng đến hành vi ở trẻ em
Bệnh rối loạn tâm thần kinh tự miễn ở trẻ em liên quan đến liên cầu khuẩn nhóm A (PANDAS) thường gặp và có các triệu chứng trở nên tệ hơn ở những đứa trẻ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn tic sau khi bị viêm họng hạt.
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy liên hệ với bác sĩ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây:
- Đau họng kèm theo sưng các tuyến bạch huyết.
- Đau họng kéo dài hơn 48 giờ.
- Sốt.
- Đau họng kèm theo phát ban.
- Các vấn đề đường thở hoặc nuốt.
Chẩn đoán
Bạn có thể được yêu cầu thực hiện một trong các xét nghiệm dưới đây để tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng hạt:
- Xét nghiệm nhanh: Xét nghiệm này có thể phát hiện vi khuẩn liên cầu trong vài phút bằng cách tìm kiếm các chất kháng nguyên từ mẫu dịch cổ họng lấy bằng tăm bông.
- Xét nghiệm phân tử (phản ứng chuỗi polymerase, hoặc PCR): Xét nghiệm này cũng được thực hiện bằng cách sử dụng một mẫu dịch cổ họng của bạn.
- Cấy vi khuẩn: Một miếng gạc vô trùng được sử dụng để lấy mẫu dịch tiết tại phía sau cổ họng và amidan. Sau đó, mẫu được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm khoảng hải ngày để tìm sự hiện diện của vi khuẩn và cho kết quả chính xác.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Lilly S.A. của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm họng hạt. Nếu bạn thấy bài viết hay và có ích thì hãy chia sẻ ngay những nội dung này đến người thân của bạn ngay nhé.
Nguồn: Webmd, Mayoclinic