Nhiễm giun sán chó mèo là bệnh nhiễm trùng lây từ động vật sang người. Bệnh phổ biến ở các gia đình nuôi thú cưng, đặc biệt thường gặp ở trẻ em, học sinh. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu bị nhiễm giun sán chó mèo qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu bị nhiễm giun sán chó mèo không nên chủ quan!
Contents
Con đường lây truyền của giun sán từ chó mèo sang người
Cơ thể của các loại động vật hoặc thực vật đều có thể chứa giun sán gây bệnh cho người như hải sản, vật nuôi hay những loại rau thủy sinh. Đặc biệt giun sán ký sinh trong cơ thể chó mèo có thể lây nhiễm sang cho người thông qua nhiều con đường khác nhau như:
- Tiếp xúc trực tiếp với phân chó mèo chứa mầm bệnh.
- Tiếp xúc với đất, nước bị ô nhiễm bởi phân chó mèo.
- Vô tình ăn phải thức ăn bị nhiễm giun sán từ chó mèo.[1]
Bạn có thể nhiễm giun sán chó mèo nếu vô tình ăn phải thức ăn dính mầm bệnh
Các dấu hiệu nhiễm giun sán chó mèo
Giun sán nhiễm từ chó mèo có thể tồn tại trong cơ thể người nhiều năm mà gần như không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Điều này khiến nhiều người bệnh không thể phát hiện và chữa trị kịp thời.
Một số dấu hiệu thường gặp gợi ý việc cơ thể đang nhiễm giun sán gồm:
- Đau tức quanh rốn âm ỉ, kéo dài.
- Tiêu chảy.
- Đi ngoài ra máu, thấy trứng hoặc đốt sán trong phân.
- Người gầy yếu hoặc suy dinh dưỡng.
- Chậm phát triển ở trẻ em.
- Biểu hiện thay đổi nhận thức hoặc hành vi nếu giun sán phát triển trong não.
- Nổi mẩn đỏ, ngứa da.[2]
Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp khi nhiễm giun sán chó mèo
Cách điều trị giun sán
Sau khi được chẩn đoán nhiễm giun sán từ chó mèo, bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc tẩy giun sán với liều lượng phù hợp. Việc này sẽ giúp loại bỏ giun sán hiệu quả cũng như hạn chế tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể.
Một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị giun sán gồm:
- Mebendazole.
- Albendazole.
- Praziquantel.
- Ivermectin.
Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc tẩy giun sán. Để đảm bảo an toàn, khi có các biểu hiện nhiễm bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được kê thuốc điều trị phù hợp.
Cách giảm ngứa khi bị nhiễm sán
Biểu hiện ngứa rát, nổi ban đỏ trên da ở bệnh nhân nhiễm giun sán chó mèo là do cơ thể sản sinh các kháng thể chống lại ký sinh trùng. Do đó, để giảm bớt biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, người bệnh cần:
- Tuân thủ phác đồ điều trị giun sán của bác sĩ.
- Sử dụng thêm các thuốc chống dị ứng như clorpheniramin, loratadin hoặc fexofenadine theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Áp xe răng có nguy hiểm không? Các biến chứng của áp xe răng
Các thuốc dị ứng có thể được dùng để giảm triệu chứng ngứa ngáy
Cách phòng ngừa nhiễm giun sán chó mèo
Nhiễm giun sán chó mèo là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ nhỏ. Bạn có thể phòng ngừa bệnh thông qua các biện pháp đơn giản như:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước sát khuẩn trước khi ăn, sau khi chơi với chó mèo.
- Đưa chó mèo đi tiêm phòng và tẩy giun định kỳ.
- Dạy chó mèo đi vệ sinh đúng chỗ.
- Bảo quản thức ăn ở nơi cao ráo, sạch sẽ và được che đậy kỹ càng để tránh ô nhiễm.
- Khử trùng nước sinh hoạt, nước uống trước khi sử dụng.[3]
Rửa tay sạch sẽ là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa giun sán chó mèo
Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh nhiễm giun sán chó mèo. Hãy cùng thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo vệ sinh cho chó mèo và bản thân để hạn chế mắc bệnh nhé!
What Are Helminths?
https://www.verywellhealth.com/helminths-5207511
How to Stay Healthy Around Pets and Other Animals
https://www.cdc.gov/healthypets/keeping-pets-and-people-healthy/how.html
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 30 thực phẩm ít calo hỗ trợ giảm cân hiệu quả và các lưu ý giảm cân