Covid-19 thường gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Ngoài dùng thuốc còn có những phương pháp nào để điều trị không? Cùng tìm hiểu cách giảm triệu chứng Covid-19 không dùng thuốc qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách giảm triệu chứng COVID-19 không dùng thuốc
Các triệu chứng Covid-19 thường gặp
Contents
- 1 Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không kiêng khem
- 2 Chú trọng omega-3, nghệ giúp cải thiện các chứng rối loạn da, thần kinh
- 3 Hoạt động thể chất điều chỉnh các rối loạn cơ xương, tâm lý
- 4 Tái tạo mất mùi, vị bằng các bài kiểm tra
- 5 Bổ sung chất chống oxy hóa nhằm cải thiện rối loạn tim mạch
- 6 Uống nước đầy đủ
- 7 Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không lạm dụng xông lá và đánh gió
- 8 Súc họng
- 9 Suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái
- 10 Không dự trữ thuốc kháng virus, kháng sinh, chống đông
- 11 Test lại sau 7 ngày
- 12 Thực hiện các bài tập thở và yoga
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không kiêng khem
Khi virus xâm nhập sẽ nhanh chóng tấn công và gây tổn hại các tế bào trong cơ thể, khiến cho các cơ quan bị tổn thương. Ngoài ra, các phản ứng viêm sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi cho người bệnh.
Chính vì vậy, ăn uống đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp đủ nguyên liệu để cơ thể sản xuất ra các tế bào bù lại phần đã tổn thương, giúp cho cơ thể hồi phục hiệu quả.
Mặt khác, các vitamin-khoáng chất và chất chống oxy hóa có nhiều trong rau xanh và hoa quả sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại virus gây bệnh.
Ngoài ra, các thực phẩm giàu probiotics như sữa, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,… sẽ giúp điều chỉnh những rối loạn tiêu hóa do Covid-19 gây nên.
Ăn uống đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng hỗ trợ cơ thể phục hồi hiệu quả
Chú trọng omega-3, nghệ giúp cải thiện các chứng rối loạn da, thần kinh
Đối với da: do sốt cao và quá trình viêm của cơ thể nên người bệnh sẽ dễ gặp phải các triệu chứng như khô da, mẩn đỏ,… Omega-3 có tác dụng dưỡng ẩm giúp cho da không bị khô. Chất curcumin trong nghệ là một chất chống oxy hóa giúp kháng viêm qua đó hạn chế tình trạng da nổi mẩn đỏ và phát ban.
Đối với thần kinh: đau đầu là triệu chứng hay gặp của hệ thần kinh khi mắc Covid-19. Cung cấp omega-3 giúp nâng cao sự linh hoạt màng não làm cho thông tin được truyền đi dễ dàng hơn, giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả.
Bổ sung omega-3 giúp tăng cường sự linh hoạt màng não
Hoạt động thể chất điều chỉnh các rối loạn cơ xương, tâm lý
Người mắc Covid-19 thường gặp tình trạng đau cơ, căng cơ do virus tấn công vào hệ cơ xương. Chính vì vậy, các bài tập kéo dãn sẽ giúp cung cấp oxy cho gân, cơ, xương đúng cách, từ đó hạn chế được sự đau đớn.
Người bệnh thường có thời gian cách ly trong phòng tạo nên trạng thái buồn chán. Các bài tập thể chất như yoga, thiền, tập cardio sẽ giúp tăng cường hormone endorphin (hormone tạo cảm giác hưng phấn) giúp tinh thần thoải mái.
Tập cardio giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái
Tái tạo mất mùi, vị bằng các bài kiểm tra
Virus Corona có thể tấn công vào tế bào hỗ trợ chuyển tín hiệu mùi vị làm chặn đứng đường dẫn truyền khiến cho não bộ không thể xử lý được thông tin. Các tế bào này có thể được thay thế sau khi người mắc Covid-19 khỏi bệnh.
Vì vậy, nên cho người bệnh ngửi các mùi hương đặc trưng như dầu gió và nếm các chất như chanh, quất, tương ớt để kích thích đường dẫn truyền khứu giác, vị giác bị tổn thương, hỗ trợ khôi phục lại trí nhớ giác quan đã mất.
Tái tạo mùi để kích thích đường dẫn truyền thần kinh
Bổ sung chất chống oxy hóa nhằm cải thiện rối loạn tim mạch
Tim mạch cũng là một trong những cơ quan hay bị tổn thương do Covid-19 với các biểu hiện như rối loạn đông máu, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Các rối loạn này có thể diễn ra rất lâu sau khi người bệnh đã khỏi Covid-19.
Tận dụng các chất chống oxy hóa có trong tỏi (S-AllylCysteine (SAC)) hoặc trà xanh giúp bảo vệ tim mạch. Đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình trao đổi chất, giúp máu đến các cơ quan tốt hơn hạn chế những rối loạn đông máu có thể gặp phải.
Tận dụng chất chống oxy hóa trong tỏi để giúp hệ tim mạch làm việc hiệu quả
Uống nước đầy đủ
Khi mắc Covid-19, người bệnh có thể sốt cao gây mất nước, mất điện giải. Điều này sẽ dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn của cơ thể, khiến máu phân bố đến các cơ quan không hợp lý, làm cho các cơ quan hoạt động không hiệu quả.
Chính vì vậy, cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để bù vào lượng nước đã mất đi do sốt cao và do bài tiết, tránh tình trạng mất nước, đảm bảo đủ khối lượng tuần hoàn giúp các chất dinh dưỡng vận chuyển hiệu quả trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Bún bò bao nhiêu calo? Ăn bún bò có mập không, cách ăn bún bò không mập
Uống nước đầy đủ để tránh mất nước, mất điện giải
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không lạm dụng xông lá và đánh gió
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tránh virus tồn tại quá lâu trên da. Đồng thời, việc này còn giúp tránh được sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn cơ hội gây bệnh cho cơ thể.
Không lạm dụng xông lá, đánh gió do các biện pháp dân gian này không giúp giảm tình trạng virus trong cơ thể. Nếu lạm dụng, có thể dẫn đến tình trạng mất nước và mất điện giải, nếu nặng có thể dẫn tới tử vong.
Không lạm dụng xông hơi để tránh tình trạng rối loạn điện giải
Súc họng
Súc họng là biện pháp được khuyến cáo thường xuyên sử dụng để phòng ngừa Covid-19. Khi bị virus xâm nhập vào cơ thể, người bệnh vẫn nên duy trì thói quen này nhằm giúp đẩy dịch tiết và đờm ra ngoài, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.
Cần phải lưu ý rằng súc họng không tiêu diệt được virus gây hại nhưng việc này sẽ giúp đẩy các virus tồn tại trong họng ra ngoài, từ đó hạn chế số lượng virus, giúp giảm được quá trình chúng sinh sôi trong cơ thể.
Súc họng giúp đẩy virus trong họng ra ngoài
Suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái
Khi mắc bệnh, người bệnh phải cách ly trong phòng, cộng thêm sự mệt mỏi của cơ thể sẽ gây ra tâm lý chán nản. Đôi khi, việc tìm kiếm thông tin quá nhiều về hậu quả của bệnh cũng gây ra lo lắng và căng thẳng.
Chính vì vậy, duy trì tâm lý thoải mái giúp tránh được những căng thẳng, lo âu quá mức về bệnh qua đó giúp người bệnh trải qua các triệu chứng nhẹ nhàng hơn, đồng thời tránh mắc những bệnh lý tâm thần hậu Covid-19.
Luôn suy nghĩ tích cực để giảm căng thẳng và mệt mỏi khi mắc Covid-19
Không dự trữ thuốc kháng virus, kháng sinh, chống đông
Thuốc kháng virus, kháng sinh, chống đông là các thuốc không được tự ý sử dụng và phải có chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc này có chỉ định rất hạn chế, nếu sử dụng không đúng và không được theo dõi phản ứng của thuốc đối với cơ thể có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Không dự trữ hoặc tự ý sử dụng các thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Test lại sau 7 ngày
Nhiều người chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ nên nghĩ mình đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của cơ thể cần thời gian để sản sinh ra các kháng thể chống lại và tiêu diệt các virus này.
Khi test lại, nếu nhận được kết quả dương tính, người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, cộng thêm những công việc còn đang dang dở tại cơ quan thôi thúc người bệnh test hàng ngày để xem mình đã khỏi bệnh hay chưa.
Vì vậy, để tránh tạo tâm lý căng thẳng, hồi hộp mỗi khi chờ kết quả cũng như tiết kiệm chi phí mua kit test, người bệnh chỉ nên test lại sau 7 ngày tiến hành điều trị và cách ly.
Chỉ nên test lại sau 7 ngày để hạn chế chi phí điều trị không cần thiết
Thực hiện các bài tập thở và yoga
Các bài tập thở và yoga giúp phục hồi chức năng cơ hoành, tăng dung tích phổi tránh tình trạng hụt hơi. Ngoài ra, việc làm này còn giúp tâm trạng thoải mái giúp người bệnh trải qua Covid-19 dễ dàng hơn.
Lưu ý cần phải kết hợp các bài tập thở với tập khạc đờm để giúp đường dẫn khi luôn trong tình trạng thông thoáng, nâng cao hiệu suất trao đổi khí và giúp thải virus corona có trong đờm ra ngoài.
>>>>>Xem thêm: Tác hại khi bị nhiễm độc thuỷ ngân với cơ thể
Luyện các bài tập thở để giúp cơ hoành hoạt động hiệu quả
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một số mẹo giảm triệu chứng Covid-19 mà không cần dùng thuốc. Hãy chia sẻ cho bạn bè bài viết này để họ cùng áp dụng các phương pháp trên nhé!
Nguồn: Medical News Today.