Cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng. Đây là một loại thảo dược phổ biến ở vùng núi phía Bắc. Hãy cùng tìm hiểu cây mật gấu có tác dụng gì nhé!
Bạn đang đọc: Cây mật gấu có tác dụng gì? 13 tác dụng của cây mật gấu bạn nên biết
Contents
- 1 Giúp hạ sốt
- 2 Giảm cholesterol xấu
- 3 Giàu chất chống oxy hóa
- 4 Giảm nguy cơ ung thư vú
- 5 Kiểm soát lượng đường trong máu
- 6 Phòng chống bệnh tim mạch
- 7 Cải thiện sự trao đổi chất
- 8 Tăng cường khả năng sinh sản
- 9 Hỗ trợ điều trị sốt rét
- 10 Giảm loét dạ dày
- 11 Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa
- 12 Tốt cho xương và răng
- 13 Giảm chứng mất ngủ
- 14 Những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu
- 15 Đối tượng không nên sử dụng
Giúp hạ sốt
Lá đắng có chứa hoạt chất flavonoid. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn chặn các gốc tự do tác động tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm giảm tình trạng sốt cao.
Cây mật gấu có tác dụng hạ sốt
Giảm cholesterol xấu
Các nhà khoa học nhận thấy việc tăng cholesterol máu có liên quan đến tình trạng tăng peroxid hóa lipid, tăng tạo ra LDL dẫn đến các tác động tiêu cực lên mạch máu. Do đó, việc giảm stress oxy hóa được coi là hướng đi mà các nhà nghiên cứu hướng đến trong việc giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Đã có nhiều nghiên cứu nỗ lực xác định khả năng chống oxy hóa của các loại cây thuốc khác nhau. Theo ấn bản tháng 2 năm 2008 của “Journal of Vascular Health and Risk Management”, lá đắng có thể làm giảm cholesterol xấu.
Trong một nghiên cứu trên động vật, việc sử dụng chiết xuất từ lá đắng giúp làm giảm 50% cholesterol LDL đồng thời tăng cholesterol HDL. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về công dụng giảm cholesterol xấu của lá đắng được tiến hành trên người.
Bảo vệ tim mạch nhờ vào chức năng giảm cholesterol xấu
Giàu chất chống oxy hóa
Một số chất dinh dưỡng khác trong lá đắng như vitamin E, vitamin A, vitamin C đóng vai trò là chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do. Gốc tự do chính là nguyên nhân gây các bệnh về tim mạch, thần kinh, các bệnh tự miễn và còn đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
Các chất chống oxy hóa giúp ngăn gốc tự do tác động xấu lên tế bào
Giảm nguy cơ ung thư vú
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cây mật gấu và tìm ra sự hiện diện của các hoạt chất như: saponin, sesquiterpene và flavonoid. Các hoạt chất này đều có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp chống ung thư bạch cầu.
Ngoài ra, peptide từ cây lá đắng được biết đến là chất ức chế các protein kinase được hoạt hóa bởi mitogen, đây là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú.
Ức chế sự phát triển và sinh sôi của các tế bào ung thư vú
Kiểm soát lượng đường trong máu
Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trên chuột và nhận thấy rằng sự hiện diện của các hoạt chất sinh học, vitamin, protein, lipid, carbohydrate và các thành phần khác có tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu đáng kể.[1]
Đặc biệt, cây lá đắng còn kích thích tăng lượng insulin trong cơ thể, cải thiện độ nhạy insulin giúp giảm lượng đường trong máu.
Các hoạt chất trong cây mật gấu giúp tăng insulin và độ nhạy hỗ trợ giảm đường huyết
Phòng chống bệnh tim mạch
Lá đắng có một số hoạt chất có tác dụng tích cực lên tim mạch như glycoside, phenolic và acid linoleic (acid béo). Bên cạnh đó, đặc tính chống oxy hóa của cây mật gấu cũng góp phần hạn chế các vấn đề về tim mạch như: suy tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim,…
Cây mật gấu chứa nhiều thành phần có lợi tim mạch
Cải thiện sự trao đổi chất
Trong cây lá đắng có chứa thiamine, hay còn gọi là vitamin B1. Chất này giúp cải thiện quá trình trao đổi các chất như lipid, glucose và axit amin trong cơ thể, từ đó tăng cường đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân.
Hoạt chất thiamine trong cây mật gấu giúp cải thiện quá trình trao đổi chất
Tăng cường khả năng sinh sản
Các nhà khoa học đã tìm thấy tác dụng của lá mật gấu trong việc nâng cao chất lượng tinh trùng ở nam giới.[2]
Ngoài ra, cây lá đắng còn giúp tăng cường khả năng sinh sản ở nữ giới thông qua việc cải thiện nội tiết tố sinh dục nữ và hạn chế immunoglobulin cản trở sự phát triển của hormon nữ.
Tìm hiểu thêm: Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?
Cây lá đắng còn giúp tăng cường khả năng sinh sản
Hỗ trợ điều trị sốt rét
Cây mật gấu là một loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét trong các bài thuốc dân gian. Lá đắng rất giàu quinin, một hợp chất đã được chứng minh là có tác dụng điều trị bệnh sốt rét.
Tuy nhiên, người mắc bệnh sốt rét cần thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, không nên lạm dùng cây mật gấu để tự điều trị tại nhà.
Hoạt chất quinin có trong cây mật gấu có khả năng điều trị bệnh sốt rét
Giảm loét dạ dày
Lá đắng là bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày được nhiều người biết đến. Các nhà khoa học cũng thực hiện nghiên cứu đánh giá tác dụng của lá đắng lên tình trạng loét dạ dày do thuốc trên chuột và cho kết quả rất tích cực.
Dịch chiết từ cây mật gấu có đặc tính bảo vệ dạ dày chống lại loét dạ dày thông qua việc ức chế tiết axit dạ dày bằng cách chẹn thụ thể H2 và ức chế bơm proton.[3].
Cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày
Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa
Ngoài loét dạ dày, lá đắng còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày và nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, uống nước lá đắng hằng ngày giúp hỗ trợ sức khoẻ đường ruột.
Nước lá đắng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
Tốt cho xương và răng
Vitamin C là một khoáng chất chống oxy hóa tuyệt vời được tìm thấy trong lá đắng, đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm cả việc duy trì sức khoẻ của xương và răng.
Ngoài ra, lá đắng còn chứa vitamin K giúp cơ thể duy trì xương chắc khỏe và ngăn ngừa sự suy yếu của mô xương, ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Cây mật gấu cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho xương và răng
Giảm chứng mất ngủ
Việc nấu lá mật gấu uống vào trước mỗi giấc ngủ đã được áp dụng từ lâu trong dân gian. Trong cây mật gấu có chứa các chất glucosides, flavonoid, fiterpene và lacton andrographolide có tác dụng giảm căng thẳng, giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Hoạt chất có trong cây mật gấu giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ
Những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu
Từ những hậu quả trên, mọi người nên cẩn thận hơn trong việc dùng cây mật gấu với mục đích điều trị bệnh để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình.
- Không tự ý sử dụng cây mật gấu nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Không dùng quá liều vì gây tác dụng phụ như: hạ đường huyết, táo bón, hạ huyết áp,…
- Không dùng trong thời gian dài.
- Dùng trong 2 tuần ngưng từ 2 tuần đến 1 tháng mới được dùng lại.
Lưu ý không tự ý dùng, dùng quá liều, dùng trong thời gian cây mật gấu
Đối tượng không nên sử dụng
Cây mật gấu có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên dùng. Tốt nhất trước khi sử dụng, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Một số đối tượng đặc biệt không phù hợp với cây mật gấu như:
- Người bị huyết áp thấp.
- Người bị tăng huyết áp đang điều trị bằng thuốc.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân trẻ thiếu tập trung khi học và cách cải thiện hiệu quả
Những đối tượng trên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây mật gấu
Cây mật gấu đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy chia sẻ thông tin này đến người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Medicinal search, NCBI, Sở Y Tế Nam Định.