Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan?

Rate this post

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Phẫu thuật cắt amidan là một trong những phương pháp điều trị viêm amidan, vậy có nên cắt amidan không, hãy cùng tìm hiểu trong bài này nhé!

Bạn đang đọc: Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan?

Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan?

Amidan là một tổ chức bạch huyết hình bầu dục nằm trong hố hạnh nhân

Có nên cắt amidan không?

Trước thế kỷ 20, khi chưa biết rõ chức năng của tổ chức amidan, người ta thường xem amidan là “thịt thừa”. Nhưng đến nay, sau khi nghiên cứu thì người ta thấy rằng amidan đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng.

Amidan là một tổ chức lympho, hay còn gọi là bạch huyết. Amidan có vai trò nhận diện vi khuẩn, virus tấn công cơ thể từ đường miệng, tiết ra các chất tạo kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn, virus ngay lúc đó và khi chúng tái xâm nhập.

Do đó, việc phẫu thuật cắt bỏ amidan cần phải cân nhắc kỹ. Ngoài ra, cắt amidan có thể gây tử vong do quá trình gây mê hoặc phẫu thuật không đúng kỹ thuật, bệnh nhân có bệnh nền nặng… [1]

Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan?

Cần cân nhắc kỹ trước khi phẫu thuật cắt bỏ amidan

Khi nào nên cắt amidan?

Chỉ định cắt amidan là rất hạn chế và việc phẫu thuật cắt amidan chỉ thực hiện khi amidan gây biến chứng hoặc viêm nhiễm nhiều, hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể bệnh nhân mà chỉ tiềm ẩn những nguy cơ gây bất lợi.

Sau đây là một số chỉ định cắt amidan:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần: ít nhất 7 đợt viêm cấp/năm, 5 đợt viêm cấp/năm trong hai năm liên tiếp hoặc 3 đợt viêm cấp/năm trong 3 năm liên tiếp.
  • Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Amidan quá phát gây lệch khớp cắn.
  • Amidan quá phát gây tắc nghẽn đường hô hấp, cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
  • Áp xe quanh amidan không đáp ứng điều trị nội khoa.
  • Hơi thở hôi do viêm amidan mạn tính không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Phì đại một bên amidan, nuốt vướng nghi ngờ khối u ác tính.

Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan?

Chỉ thực hiện cắt amidan khi amidan gây biến chứng hoặc viêm nhiễm nhiều

Những trường hợp không được cắt amidan

Amidan là hàng rào miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt là ở lứa tuổi 4 – 14 tuổi. Do đó, chỉ định cắt amidan là tương đối hạn chế, đặc biệt là ở nhiều trường hợp còn chống chỉ định với cắt amidan.

Một số chống chỉ định tạm thời của phẫu thuật cắt amidan:

  • Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính chưa được kiểm soát tốt.
  • Phụ nữ có thai hoặc trong giai đoạn hành kinh.
  • Viêm amidan cấp có biến chứng tai chỗ.
  • Bệnh nhân có đang bị nhiễm khuẩn.
  • Nơi đang có dịch lưu hành (sốt xuất huyết, sởi hoặc cúm).
  • Bệnh nhân nhỏ tuổi (nhỏ hơn 5 tuổi) hoặc lớn tuổi (lớn hơn 55 tuổi).

Các chống chỉ định tuyệt đối của phẫu thuật cắt amidan:

  • Bệnh nhân mắc bệnh dị ứng.
  • Bệnh nhân có bệnh lý huyết học (rối loạn đông máu…).
  • Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.
  • Bệnh nhân bị bệnh mạn tính như: tiểu đường, suy thận mạn…

Tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm họng và ung thư vòm họng qua 6 điều sau

Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan?

Bệnh nhân tiểu đường chống chỉ định cắt amidan tuyệt đối

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Có những trường hợp viêm amidan không thể điều trị tại nhà. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến viêm amidan thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tránh các biến chứng nặng nề.

Các triệu chứng của bệnh nhân viêm amidan cấp như:

  • Triệu chứng toàn thân: ớn lạnh, lạnh run, sốt 38 – 39 độ C, mệt mỏi, chán ăn, táo bón, tiểu ít… Ngoài ra, trẻ em còn có thể xuất hiện sốt cao co giật.
  • Triệu chứng cơ năng: cảm giác khô, rát ở họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt, có thể xuất hiện ho từng cơn, đau tức ngực, khàn tiếng…
  • Triệu chứng thực thể: lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng và amidan sưng đỏ. Amidan có thể to, phì đại và sung huyết. [1]

Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan?

Khi có dấu hiệu viêm amidan, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ

Các xét nghiệm, chẩn đoán

Việc chẩn đoán viêm amidan thường dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân, quá trình bệnh sử, tiền sử và thăm khám của bác sĩ.

Xét nghiệm thường dùng ở bệnh nhân viêm amidan là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, qua đó để đánh giá chỉ số bạch cầu của bệnh nhân.

Một số phương pháp loại bỏ amidan bao gồm:

  • Cắt amidan bằng coblator.
  • Cắt amidan bằng laser.
  • Cắt amidan bằng dao điện.
  • Cắt amidan bằng dao mổ siêu âm.
  • Mổ cắt amidan bằng phương pháp Sluder.
  • Cắt amidan bằng phương pháp bóc tách và thòng lọng (Anse)…

Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan?

>>>>>Xem thêm: 8 tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân

Một số bệnh viện uy tín

Bạn có thể tham khảo thăm khám chuyên khoa tai mũi họng tại các bệnh viện sau:

  • Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội…
  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115…

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về viêm amidan cũng như phẫu thuật cắt amidan. Khi có dấu hiệu viêm amidan, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn cảm thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *