Cúc tím (Echinacea) là một loài thực vật thuộc họ cúc, từ lâu Cúc tím đã được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch. Vậy Cúc tím thật sự có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh thông thường không. Cùng Kenshin tìm hiểu để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Bạn đang đọc: Cúc tím (Echinacea) có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh không?
Khi nhắc đến việc chống lại bệnh cảm không do virut gây ra thì Cúc tím (Echinacea) được xem như một phương pháp có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi,…an toàn tiện lợi. Tuy nhiên liệu loài thảo mộc này có thật sự giúp bạn điều trị được cảm lạnh hay không, cùng tìm hiểu ngày sau đây.
Phương thức hoạt động của Cúc tím (Echinacea) trong bệnh cảm lạnh
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các kết luận dùng Echinacea để ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường cho thấy loại thảo mộc này hiệu quả hơn giả dược trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh. Cụ thể trong một đánh giá phân tích tổng hợp của 14 nghiên cứu về việc dùng Echinacea để ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường cho thấy tỷ lệ mắc cảm cúm thông thường giảm xuống 58% và giảm thời gian của các triệu chứng xuống 1,4 ngày [1].
Cúc tím dường như giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng cách tăng sản xuất các tế bào chịu trách nhiệm chống lại vi khuẩn có hại tồn tại trong cơ thể. Trong một nghiên cứu đa trung tâm dùng Echinacea để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng gồm gần 2500 người. Cho biết chiết xuất Echinacea đã được tìm thấy để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp tái phát và giảm các biến chứng như viêm phổi, viêm amidan và nhiễm trùng tai bằng cách chiết xuất của Echinacea giúp tăng sản xuất các tế bào miễn dịch trong cơ thể [2].
Ở một nghiên cứu trên 473 người bị cảm cúm sử dụng thức uống nóng từ Cúc tím có hiệu quả như một loại thuốc kháng virut trong việc điều trị các triệu chứng. Tuy nhiên, nghiên cứu trên được tài trợ bởi nhà sản xuất thuốc nên có thể đã ảnh hưởng đến kết quả [3].
Mặt khác trong một đánh tổng hợp của 24 nghiên cứu về tác dụng của Echinacea để điều trị cảm lạnh thông thường cho thấy rằng Cúc tím không ngăn ngừa đáng kể các triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy loài thảo mộc thấy có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh thông thường [4].
Do đó cần có nhiều nghiên cứu chất lượng cao hơn để xác định xem loại thảo mộc này có thể giúp điều trị cảm lạnh thông thường hay không.
Lưu ý khi sử dụng Cúc tím (Echinacea)
Tìm hiểu thêm: Vitamin C có thể giúp bạn chống lại Covid-19 không?
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Eisai của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Cúc tím được chứng minh là có nhiều tác dụng như chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hoá… và được bán rộng rãi các cửa hàng y tế ở dạng trà, viên nén và cồn thuốc. Nhưng cần lưu ý liều lượng khi sử dụng của Cúc tím, liều lượng khuyên dùng mỗi ngày từ 450 – 4000mg trong thời gian tối đa 4 tháng.
Các nghiên cứu trên phụ nữ mang thai sau khi tiếp xúc với Cúc tím cho thấy loại thảo mộc này có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, tuy nhiên nên được sử dụng thận trọng cho đến khi có thêm các nghiên cứu chất lượng hơn trên người [5].
Ở trẻ em, Cúc tím có thể làm tăng nguy cơ phát ban nên không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Mặc dù Cúc tím thường được coi là an toàn nhưng vẫn nên sử dụng theo chỉ dẫn để tránh những tác dụng phụ tìm ẩn như đau dạ dày, buồn nôn, phát ban… Vì vậy nếu có bất kỳ tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn nào hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Qua bài viết này hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn khi sử dụng Cúc tím trong điều trị cảm lạnh, mặc dù có một số nghiên cứu về Cúc tím có thể không rõ có tác dụng đáng kể trong điều trị cảm lạnh thông thường nhưng tác dụng của Cúc tím đối với sức khoẻ hỗ trợ tăng cường miễn dịch cũng nên được cân nhắc.
Nguồn: Healthline
Ban có thể quan tâm:
>>>>> Cúc tím là gì? Những lợi ích tuyệt vời mà Cúc tím mang đến cho sức khoẻ
>>>>> Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?