Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh cấp tính với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt, dễ lây lan nhưng thường lành tính, ít để lại các di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh này lại ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về một số loại thuốc nhỏ mắt được sử dụng để điều trị đau mắt đỏ.
Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì? Các loại thuốc dùng trong điều trị đau mắt đỏ
Contents
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm lớp màng trong suốt lót bề mặt trong mí mắt và bề mặt nhãn cầu.
Bệnh thường có các triệu chứng như ngứa mắt, cộm mắt, mắt đỏ một bên hoặc hai bên, thường chảy nhiều ghèn vào ban đêm và đóng thành vảy vào buổi sáng, mí mắt có thể sẽ sưng hay đau nhức.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ như virus, vi khuẩn, dị ứng hay chất gây kích ứng. Nhưng nguyên nhân chủ yếu gây dịch bệnh đau mắt đỏ là virus. Bệnh đau mắt đỏ xảy ra quanh năm, thường xảy ra nhất vào khoảng thời gian giao mùa từ mùa hè sang mùa thu.
Bệnh xảy ra trên tất cả các đối tượng và dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. [1]
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc
Một số thuốc có thể dùng trị đau mắt đỏ
Có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt trên thị trường. Vậy người bệnh nên sử dụng những loại thuốc nào để điều trị đau mắt đỏ an toàn và hiệu quả?
Trước khi quyết định mua một loại thuốc nào đó để điều trị đau mắt đỏ, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bản thân và phòng tránh bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn. Dưới đây là một số loại thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng để điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Nước muối sinh lý nhỏ mắt
Nước muối sinh lý nhỏ mắt là sản phẩm không cần đơn của bác sỹ, được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng ngay khi có triệu chứng vì tính dịu nhẹ, an toàn và có thể mua ở mọi nơi.
Thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% thường được sử dụng nhiều lần trong ngày nhằm rửa trôi mầm vi khuẩn, tạo độ ẩm và êm dịu cho mắt. Mặc dù không có khả năng chữa khỏi bệnh đau mắt đỏ nhưng nước muối nhỏ mắt sẽ góp phần làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đau và ngứa mắt cho người bệnh.
Nước mắt nhân tạo
Nước mắt nhân tạo cũng là một sản phẩm không cần đơn của bác sỹ, có thể mua dưới sự tư vấn trực tiếp của dược sỹ, thuốc được sử dụng hỗ trợ trong bệnh đau mắt đỏ do các nguyên nhân từ virus, vi khuẩn, kích ứng.
Nước mắt nhân tạo có tác dụng giúp bôi trơn mắt, làm giảm tình trạng khô mắt, bên cạnh đó còn giúp mắt luôn luôn sạch và ẩm ướt, giúp mắt tránh khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Tần suất sử dụng nước mắt nhân tạo là từ 2-4 lần/ngày hoặc có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng người bệnh.
Thuốc kháng histamin
Histamin là chất hóa học được giải phóng ra khi cơ thể phát hiện các chất gây dị ứng như là phấn hoa, bụi bẩn, thời tiết, lông chó, mèo,… Thuốc kháng histamin sẽ giúp ngăn chặn các động của histamin từ đó ngừa viêm, ngứa và khó chịu cho cơ thể.
Thuốc kháng histamin nhỏ mắt thường là thuốc không kê đơn, được dùng nhỏ 2 lần/ngày. Ngoài ra, thuốc kháng histamin còn được bào chế ở dạng viên nén dùng bằng đường uống 1 lần mỗi ngày. Thuốc hấp thu tốt nhưng có tác dụng phụ gây khô mắt, có thể dùng kết hợp với vitamin trong một số thuốc nhỏ mắt như V.Rhoto, Eyelight, Eyemiru.
Thuốc nhỏ mắt VRohto Cool chứa thành phần kháng histamine làm giảm khó chịu cho người bệnh
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh nhỏ mắt dùng để điều trị bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc trường hợp bội nhiễm vi khuẩn. Liều lượng và cách dùng sẽ tùy thuộc vào tình trạng và loại kháng sinh mà bác sĩ kê đơn.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây một vài tác dụng phụ cho người bệnh như kích ứng mắt, ngứa mắt hoặc khiến mắt đỏ hơn. Nếu gặp các tác dụng trên, hãy thông báo với nhân viên y tế để được tư vấn.
Dung dịch nhỏ mắt Cravit 0.5% chứa kháng sinh được dùng điều trị đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm túi khí, lẹo (chắp), viêm kết mạc, viêm giác mạc
Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid hay còn gọi là NSAID có tác dụng làm giảm các tình trạng viêm sưng, đỏ và ngứa. Thuốc được dùng dạng nhỏ mắt, sử dụng nhiều lần trong ngày và có thể có các tác dụng phụ. Lưu ý chỉ nên sử dụng thuốc NSAID khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân xuất tinh sớm ở nam giới có thể bạn chưa biết
Thuốc nhỏ mắt chống viêm không steroid có tác dụng làm giảm các tình trạng bệnh viêm, đỏ và ngứa.
Thuốc chống viêm corticosteroid
Thuốc chống viêm corticosteroid có công dụng chống viêm rất mạnh và không được bác sĩ sử dụng đối với các trường hợp viêm kết mạc thông thường, chỉ sử dụng trong một số trường hợp có loét.
Thuốc thường dùng dạng nhỏ mắt và điều trị trong thời gian ngắn vì thuốc có các tác dụng phụ nghiêm trọng như mờ mắt, tăng áp lực trong mắt, đục thủy tinh thể. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống dị ứng và chống xuất tiết. Do vậy, thuốc chỉ nên sử dụng khi được kê đơn và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ .
Thuốc nhỏ mắt chống viêm corticosteroid có công dụng chống viêm mạnh được bác sĩ sử dụng trong trường hợp bệnh viêm kết mạc nặng
Thuốc nhỏ mắt chứa vitamin
Thuốc nhỏ mắt chứa các vitamin được dùng để bổ sung vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin B6, B9, B12,… cho mắt. Các loại vitamin này giúp mắt khỏe, giảm viêm, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. [2]
Lưu ý khi điều trị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi nhưng có nhiều trường hợp tự ý dùng thuốc mà không đi khám làm cho bệnh ngày càng nặng hơn khiến cho thị lực giảm sút và việc điều trị sau đó cũng khó khăn hơn.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ bạn nên đến phòng khám hoặc các cơ sở y tế gần nhất tại địa phương để được thăm khám và điều trị hiệu quả.
Khi bệnh diễn tiến có dấu hiệu ngày càng nặng hơn, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám nhãn khoa chữa đau mắt đỏ sau:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện mắt TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện mắt Trung Ương, Bệnh viện Mắt Việt Nhật, Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội.
Trong quá trình điều trị đau mắt đỏ, bệnh nhân cần lưu ý:
- Nhỏ thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự tăng hoặc giảm số lần sử dụng thuốc.
- Nếu đơn thuốc có từ 2 thuốc nhỏ mắt trở lên, phải giữ khoảng cách giữa các lần nhỏ mắt ít nhất là 30 phút. Trong đơn thuốc có cả thuốc nhỏ mắt dạng mỡ và dạng nước thì nên sử dụng thuốc nhỏ mắt dạng nước trước.
- Thuốc sau khi mở nắp chỉ bảo quản và sử dụng trong thời gian tối đa 1 tháng, một số trường hợp ngắn hơn tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thuốc nhỏ mắt dạng hỗn dịch nên lắc đều trước khi sử dụng.
- Không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi tránh vi khuẩn dính vào lọ và ảnh hưởng tới chất lượng thuốc.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay khô/ gel rửa tay khô trước và sau khi nhỏ mắt.
Không phải trường hợp đau mắt đỏ nào cũng sử dụng thuốc giống nhau. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Khi nghi ngờ xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: 10 nguyên nhân rối loạn tiền đình phổ biến bạn nên lưu ý
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay
Phòng tránh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan từ người sang người. Vì vậy bên cạnh phối hợp với bác sĩ để điều trị hiệu quả thì người bệnh cũng nên có ý thức phòng tránh lây nhiễm bằng cách:
- Sử dụng khăn mặt sạch hoặc khăn giấy sạch mỗi lần lau mặt và mắt. Để khăn mặt ở một nơi riêng biệt, vứt bỏ khăn giấy sau mỗi lần sử dụng.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi hắt hơi, ho.
- Không được chạm tay vào mắt, dụi mắt. Rửa tay ngay sau khi chạm vào mắt.
- Không trang điểm, sử dụng mỹ phẩm ở mắt khi mắt đang có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
- Không sử dụng kính áp tròng cho đến khi hết viêm kết mạc.
- Luôn luôn giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh các nhân.[4]
Trên đây là thông tin về một số loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ và cách sử dụng thuốc hiệu quả, những lưu ý khi điều trị, cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn và hãy chia sẻ kiến thức này đến mọi người xung quanh bạn nhé!