Kiwi là một loại trái cây được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, từ đó mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ của con người. Vậy kiwi có tác dụng gì mà lại được nhiều người ưa chuộng. Dưới đây là những tác dụng của kiwi khiến bạn không thể bỏ qua được loại trái cây này.
Bạn đang đọc: Kiwi có tác dụng gì? 21 lợi ích sức khỏe của kiwi ít người biết đến
Kiwi là một loại trái cây giàu vitamin C
Contents
- 1 Tác dụng của quả kiwi
- 1.1 Tốt cho hệ tiêu hoá
- 1.2 Hỗ trợ giảm cân
- 1.3 Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
- 1.4 Tăng cường hệ miễn dịch
- 1.5 Giàu các chất chống oxy hoá
- 1.6 Chống viêm
- 1.7 Tốt cho hệ tim mạch
- 1.8 Ngăn ngừa hình thành cục máu đông
- 1.9 Giảm triệu chứng hen suyễn, bệnh hô hấp
- 1.10 Tăng cường thị lực
- 1.11 Bảo vệ gan
- 1.12 Ngăn ngừa sỏi thận
- 1.13 Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt
- 1.14 Hỗ trợ làm đẹp, ngăn ngừa lão hoá
- 1.15 Giúp ngủ ngon hơn
- 1.16 Tốt cho tóc
- 1.17 Phòng ngừa ung thư
- 1.18 Tốt cho thai kỳ
- 1.19 Tăng cường sức khoẻ xương khớp
- 1.20 Ngăn ngừa nhiễm khuẩn và nhiễm nấm
- 1.21 Tăng tốc độ phục hồi vết thương
- 2 Lưu ý khi ăn kiwi
Tác dụng của quả kiwi
Tốt cho hệ tiêu hoá
Chất xơ trong kiwi giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hỗ trợ điều trị cả táo bón và tiêu chảy. Kiwi cũng chứa kali, một chất điện giải quan trọng cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa.
Một yếu tố góp phần quan trọng khác ở đây là actinidin, một loại enzyme được tìm thấy trong quả Kiwi. Enzyme này cũng hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein trong thức ăn.
Chất xơ trong kiwi thúc đẩy quá trình tiêu hoá
Hỗ trợ giảm cân
Kiwi là một loại trái cây ít calo (55,5 calo cho 91g kiwi) và chứa hàm lượng chất béo không đáng kể, đồng thời cũng giàu chất xơ. Tất cả điều này chỉ làm cho chúng trở thành một thực phẩm lý tưởng cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
Bạn có thể thay thế các loại thực phẩm giàu calo khác trong chế độ ăn uống của mình bằng kiwi. Khi kết hợp với tập thể dục và thói quen sinh hoạt khoa học, kiwi có thể hỗ trợ giảm cân một cách hiệu quả và an toàn.
Kiwi là một loại trái cây lý tưởng trong các chế độ giảm cân
Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Kiwi chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường trong máu, giúp kiểm soát tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn.
Đồng thời, kiwi có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với nhiều loại trái cây khác. Điều này có nghĩa là khi bạn ăn kiwi mà không lo đường huyết bị tăng đột ngột.
Ngoài ra, kiwi chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hoá giúp chống viêm và bảo vệ tế bào khỏi thiệt hại gây ra bởi các tác nhân tự do. Kiwi giúp cải thiện sự đáp ứng của cơ thể đối với insulin.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng kiwi chỉ là một phần của chế độ ăn uống tổng thể hỗ trợ kiểm soát tiểu đường. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, ăn đa dạng các loại thực phẩm tươi ngon và tập thể dục thường xuyên là quan trọng để kiểm soát tiểu đường hiệu quả.
Kiwi có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với nhiều loại trái cây khác
Tăng cường hệ miễn dịch
Kiwi chứa hàm lượng Vitamin C dồi dào, giúp điều hoà các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Trên thực tế, quả Kiwi chứa khoảng 230% lượng Vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, ngoài ra loại trái cây này cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch trong mỗi khẩu phần ăn [2].
Kiwi cũng rất giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và giảm stress oxy hóa. Đặc tính này có thể bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm và bệnh tật.
Vitamin C giúp điều hoà các phản ứng miễn dịch của cơ thể
Giàu các chất chống oxy hoá
Một trong những lý do gọi kiwi là một siêu thực phẩm bởi nó chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hoá như vitamin C, vitamin E có thể chống lại sự phá huỷ của các gốc tự do.
Một nghiên cứu gần đây vào năm 2020 cho thấy vitamin C trong quả kiwi có thể làm giảm sự phát triển ung thư nhờ khả năng giảm tổn thương oxy hóa và tăng cường nhu động ruột. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư ví dụ như: ung thư đại trực tràng [3].
Ngoài ra, thành phần vitamin E trong kiwi giúp giảm cholesterol hiệu quả và chống lại các gốc tự do. Quả Kiwi còn rất giàu polyphenol có hoạt tính kích thích miễn dịch. Những polyphenol này đã được chứng minh là thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Kiwi cũng rất giàu chất chống oxy hóa
Chống viêm
Kiwellin và Kissper là các protein trong quả Kiwi có thể có đặc tính chống viêm. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng Kissper có tác dụng chống viêm hiệu quả ở ruột [4].
Đồng thời, tác dụng chống viêm của kiwi còn có được nhờ các chất chống oxy hoá như vitamin, quercetin hay lutein, các chất này giúp ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do và ngăn chặn các phản ứng viêm xảy ra.
Đặc tính chống viêm của kiwi có được là nhờ Kiwellin và Kissper
Tốt cho hệ tim mạch
Kiwi giàu chất xơ, kali và các chất chống oxy hoá, các thành phần này có những đóng góp quan trọng trong việc bảo sức khoẻ của hệ tim mạch.
Kali chứa trong kiwi có tác dụng làm giãn mạch máu, giúp quản lý huyết áp, giảm xu hướng mắc các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, nhờ có hàm lượng chất xơ mà việc tiêu thụ kiwi sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch và giảm được các cholesterol xấu.
Kali chứa trong kiwi giúp hỗ trợ bảo vệ tim mạch
Ngăn ngừa hình thành cục máu đông
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ quả kiwi có chứa các hợp chất chống đông [5]. Nhờ đó mà có thể giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ xảy ra đột quỵ, đau tim và một số bệnh lý tim mạch khác.
Kiwi có khả giảm sự kết tập của các cục máu đông
Giảm triệu chứng hen suyễn, bệnh hô hấp
Giống như các loại trái cây giàu vitamin C, kiwi cũng được cho là có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh lý trên đường hô hấp. Các thử nghiệm được thực hiện trên một số đối tượng mắc hen suyễn cũng như các bệnh lý trên đường hô hấp.
Kết quả, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cung cấp vitamin C từ các loại trái cây như kiwi có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng như thở khò khè, nghẹt mũi và đau họng [6].
Thành phần vitamin C làm giảm nhẹ triệu chứng hen suyễn
Tăng cường thị lực
Kiwi là nguồn cung cấp lutein dồi dào, thành phần này không chỉ có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV hay thoái hoá mà còn ngăn chặn được các bệnh lý trên mắt như thoái hoá điểm vàng.
Bên cạnh lutein, kiwi còn cùng cấp một lượng lớn các hợp chất carotenoid, vitamin A, những hợp chất được chứng minh là có lợi cho sức khoẻ tối ưu của mắt.
Hàm lượng vitamin A có trong kiwi cần thiết để cải thiện thị lực
Bảo vệ gan
Trong kiwi có chứa một loại hợp chất đặc biệt là pyrroloquinoline quinone có tác dụng điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ do rượu. Bên cạnh đó, các chất hợp chất chống oxy hoá có trong kiwi cũng có thể ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do, góp phần bảo vệ tế bào gan khỏi nguy cơ viêm nhiễm [7].
Kiwi được chứng minh hiệu quả trong điều trị gan nhiễm mỡ do rượu
Ngăn ngừa sỏi thận
Tác dụng ngăn ngừa sỏi thận của kiwi có được nhờ vào thành phần kali có trong chúng. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, kali trong kiwi có khả năng ngăn chặn sự tạo thành của sỏi trong thận, từ đó có thể giúp bạn tránh được tình trạng sỏi thận [8].
Thành phần kali có trong kiwi giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Bản thân Kiwi không phải là nguồn cung cấp sắt chính, tuy nhiên, đây là một trong những nguồn vitamin C tự nhiên tốt nhất. Nhờ sự có mặt của vitamin C đã làm tăng đáng kể khả năng hấp thụ sắt, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu sắt.
Trong một nghiên cứu so sánh giữa nhóm có tiêu thụ hai quả kiwi vào bữa sáng so với một quả chuối, kết quả cho thấy nhóm ăn kiwi có sự gia tăng nồng độ ferritin trong huyết thanh cao nhóm ăn chuối.
Tìm hiểu thêm: 5 cách trị nứt gót chân bằng vaseline tại nhà đơn giản và hiệu quả
Vitamin C đã làm tăng đáng kể khả năng hấp thụ sắt
Hỗ trợ làm đẹp, ngăn ngừa lão hoá
Collagen là loại protein quan trọng trong cơ thể chúng ta và giúp duy trì da, cơ, xương và gân. Nghiên cứu cho thấy rằng chúng bị phân hủy khi chúng ta già đi và sẽ phụ thuộc vào nồng độ vitamin C, thứ mà chúng ta biết là có rất nhiều trong quả kiwi.
Đồng thời, các polysaccharid có trong kiwi có thể làm tăng gấp đôi khả năng tổng hợp collagen. Hơn nữa, kiwi cũng là một nguồn cung cấp lutein dồi dào, một chất oxy hoá có khả năng bảo vệ làn da khỏi tia UV.
Tình trạng lão hoá có thể được cải thiện nhờ kiwi
Giúp ngủ ngon hơn
Serotonin có thể là lý do tại sao loại khiến cho loại quả này nổi tiếng về khả năng hỗ trợ giấc ngủ. Lượng serotonin có trong kiwi được chứng minh là có khả năng làm tăng thời gian và hiệu quả của giấc ngủ lên đến 13% và 5%.
Bên cạnh đó, serotonin có trong kiwi còn giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ điều trị trầm cảm [9].
Hormon serotonin sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ sâu
Tốt cho tóc
Kiwi chứa một lượng lớn vitamin E, có công dụng thúc đẩy sự phát triển của tóc, giúp tóc mọc nhanh, chắc khoẻ.. Bên cạnh lượng vitamin E cao, trong kiwi còn rất giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường sự phát triển và chất lượng của tóc.
Các dưỡng chất trong kiwi có thể cải thiện chất lượng tóc
Phòng ngừa ung thư
Chiết xuất từ quả Kiwi cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn khi chống lại các dòng tế bào ung thư vòm họng, giảm sự oxy hóa DNA [10]. Vitamin C trong quả Kiwi chống lại các gốc tự do, làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư.
Chất xơ có trong kiwi cũng là một chất chống ung thư hữu hiệu, đặc biệt là ung thư đường ruột. Các nghiên cứu trên chuột đã cho thấy, nhờ các polysaccarid và lượng chất chống oxy hóa dồi dào có trong dinh dưỡng kiwi tươi nên chúng có khả năng chống khối u và ngăn ngừa tế bào ung thư.
Các chất chống oxy hoá có thể giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Tốt cho thai kỳ
Quả Kiwi chứa thành phần folate, rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. Khi mang thai, các bác sĩ luôn khuyên phụ nữ nên bổ sung folate vì nó có thể bảo vệ thai nhi khỏi các vấn đề về dị tật, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh.
Kiwi là nguồn folate tự nhiên cho phụ nữ có thai
Tăng cường sức khoẻ xương khớp
Kiwi chứa nhiều thành phần có lợi cho hệ xương khớp như kali, calci và phospho, góp phần xây dựng một hệ xương khoẻ mạnh. Bổ sung kali bằng kiwi còn có thể giúp ngăn ngừa loãng xương.
Kiwi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn và nhiễm nấm
Cả 2 loại kiwi xanh và kiwi vàng đều cho thấy khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Đặc biệt, tác dụng này nhiều nhất ở hạt của kiwi. Chiết xuất từ quả Kiwi đã cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại một số chủng vi khuẩn.
Kiwi vàng chứa một loại protein gọi là actinchinin, được cho là nguồn gốc của khả năng kháng nấm của chúng.
Kháng nấm và kháng khuẩn đều có ở kiwi xanh và vàng
Tăng tốc độ phục hồi vết thương
Các vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất trong kiwi là vitamin C và vitamin K, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương.
Vitamin C là tiền thân của collagen, một thành phần cấu trúc trong da của bạn. Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ cơ chế sửa chữa tự nhiên của cơ thể.
Để tránh chảy máu quá nhiều, vitamin K thúc đẩy quá trình đông máu kịp thời. Đồng thời làm tăng sức bền của xương và ngăn ngừa gãy xương.[11].
Bổ sung thêm kiwi khi có vết thương hở
Lưu ý khi ăn kiwi
Đối tượng không nên ăn kiwi
Mặc dù kiwi có rất nhiều tác dụng có lợi đối với cơ thể, tuy nhiên ở một số trường hợp kiwi có thể bị chống chỉ định vì có khả năng gây nên các tác dụng bất lợi:
- Người có cơ địa dị ứng với nhựa mủ: Người ta phát hiện ra rằng hầu hết những người bị dị ứng latex cũng dễ bị dị ứng kiwi. Nếu bạn có phản ứng dị ứng với latex, thì bạn nên tránh ăn kiwi và các sản phẩm có kiwi.
- Người đang dùng một số loại thuốc: Kiwi có thể làm tăng cảm giác gây nghiện khi dùng chung với các thuốc chống nấm và làm hạ huyết áp quá mức nếu dùng chung với các thuốc điều trị tăng huyết áp.
- Bệnh nhân viêm tuỵ: Ăn quá nhiều kiwi có thể dẫn đến viêm tuỵ cấp.
- Người có hệ tiêu hoá yếu: Kiwi có thể gây nên các vấn đề trên đường tiêu hoá như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, ớn lạnh, đổ mồ hôi, khó nuốt.
- Bệnh nhân sỏi thận, sỏi mật: Hàm lượng oxalate lớn trong kiwi có thể hình thành nên các dạng sỏi trong thận và mật, cần tránh dùng trên những đối tượng này.
- Người mắc chứng đi tiểu nhiều lần: Kiwi có tác dụng lợi tiểu, khiến cho bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên.
- Bệnh nhân gout: Dùng kiwi có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể, từ đó có thể gây khởi phát cơn gout cấp [12]
Tình trạng tích luỹ acid uric có thể nặng hơn nếu bệnh nhân gout sử dụng kiwi
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản kiwi
Khi chọn mua và bảo quản kiwi, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo rằng bạn sẽ có trái kiwi tươi ngon và an toàn để tiêu thụ. Dưới đây là các lưu ý quan trọng:
Khi chọn mua kiwi:
- Màu sắc và vẻ ngoại hình: Chọn kiwi có màu xanh lá cây đậm, không bị bong tróc hoặc có vết nứt. Kiwi nên đều màu và không có vết sưng hoặc dấu hiệu của sự hỏng hóc.
- Độ mềm: Kiwi nên mềm nhẹ khi áp dụng áp lực nhẹ bằng ngón tay. Nếu quá mềm hoặc dẻo quá, có thể kiwi đã quá chín và bị thối.
- Mùi: Kiwi nên có mùi dịu dàng, ngọt ngào. Nếu có mùi kháng khuẩn hoặc mùi khác lạ, có thể là dấu hiệu của sự hỏng hóc.
Khi bảo quản kiwi:
- Nhiệt độ lưu trữ: Kiwi nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh. Nhiệt độ lý tưởng để lưu trữ kiwi là từ 0 độ C đến 4 độ C (32 độ F đến 39 độ F).
- Không chất khí etylen: Tránh để kiwi tiếp xúc với chất khí etylen, mà có thể làm cho kiwi chín quá nhanh hoặc bị hỏng. Nên lưu trữ kiwi cách riêng biệt với các loại trái cây và rau khác.
- Lưu trữ riêng biệt: Kiwi có thể phát ra một loại enzym gọi là actinidin, có thể làm cho các loại trái cây và rau khác bên cạnh nó chín quá nhanh. Do đó, hãy lưu trữ kiwi cách riêng biệt hoặc trong túi chứa trái cây để ngăn chúng tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm khác.
- Không rửa trước khi lưu trữ: Không nên rửa kiwi trước khi lưu trữ, vì nước có thể làm cho kiwi nhanh hỏng. Rửa kiwi trước khi ăn hoặc sử dụng.
- Thời gian lưu trữ: Kiwi tươi ngon có thể lưu trữ trong tủ lạnh từ 1 đến 4 tuần, tùy thuộc vào độ chín ban đầu và điều kiện lưu trữ.
Bảo quản đúng cách có thể giúp kiwi giữ được các chất dinh dưỡng tốt
Lưu ý khi ăn kiwi
Một số thực phẩm tương kỵ với kiwi có thể kể đến như:
- Dưa chuột: Một số enzym chứa trong dưa chuột sẽ phân huỷ vitamin C có trong kiwi, từ đó làm giảm lượng vitamin này của kiwi.
- Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng của cả 2 thực phẩm sẽ bị giảm rõ rệt vì các thành phần có khả năng tự phân huỷ nhau.
- Cua: Hợp chất arsenic pentavalent kết hợp với vitamin C trong kiwi có thể gây ngộ độc cho con người.
- Sữa bò: Không nên phối hợp sữa cũng như các chế phẩm từ sữa với kiwi vì phản ứng của protein trong sữa với vitamin C sẽ gây nên các triệu chứng khó chịu, đau bụng và tiêu chảy.
- Nên ăn cả vỏ kiwi, vì vỏ kiwi khá an toàn và chứa rất nhiều các vitamin, dưỡng chất và các chất chống oxy hoá [13].
Các thực phẩm cần kiêng kỵ khi dùng chung với kiwi
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về tác dụng của kiwi. Mặc dù kiwi chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi, tuy nhiên nên bổ sung đồng thời đầy đủ các chất khác, không nên quá lạm dụng. Nếu thấy bài viết này bổ ích hay chia sẽ cho người thân và bạn bè nhé!
Cancer prevention and therapy with kiwifruit in Chinese folklore medicine: a study of kiwifruit extract
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12127237/
Kiwi Nutrition Facts and Health Benefits
https://www.verywellfit.com/kiwifruit-nutrition-facts-calories-and-health-benefits-4113823
10 unexpected side effects of kiwi fruit
https://www.stylecraze.com/articles/unexpected-side-effects-of-kiwi-fruit/
Can you eat kiwi skin
https://www.medicinenet.com/can_you_eat_kiwi_skin/article.htm
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Ind-Swift của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật