Nhiều người trong chúng ta thường có thói quen lấy gỉ mũi bằng ngón tay mà không biết rằng điều này có thể gây tổn thương và nhiễm trùng mũi. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu làm thế nào để lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn nhé!
Bạn đang đọc: Lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn: 6 điều bạn cần lưu ý
Contents
Gỉ mũi hình thành như thế nào?
Hiểu đơn giản gỉ mũi được tạo ra từ chất nhầy từ bên trong và bụi bẩn từ bên ngoài bám vào thành bên trong mũi của bạn. Điều đó giúp trong quá trình hô hấp, các bụi bẩn không thể xâm nhập sâu vào trong đường hô hấp của bạn nhằm gây ra các bệnh về hô hấp.[1]
Vậy nên nếu bạn không vệ sinh mũi thường xuyên sẽ gây tình trạng mất vệ sinh, viêm nhiễm qua đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Gỉ mũi được tạo ra từ chất nhầy và bụi bẩn
Lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn đúng cách
Dùng khăn giấy
Để đảm bảo lấy được sạch sẽ bụi bẩn cũng như đảm bảo không làm tổn thương mũi, bạn cần chọn dụng cụ hợp lý để lấy gỉ mũi. Hãy sử dụng khăn giấy vì bề mặt khăn giấy mịn, giúp không làm không cọ xát mạnh với vùng niêm mạc bên trong mũi của bạn.
Sử dụng khăn giấy để lấy gỉ mũi
Rửa sạch tay
Bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn, virut lây nhiễm từ tay sang mũi.
Việc này hết sức quan trọng, vì nếu bàn tay của bạn không sạch có thể sẽ vô tình làm lây nhiễm các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm họng… trong quá trình lấy gỉ mũi.
Rửa tay thật sạch bằng xà phòng để tránh nhiễm từ tay sang mũi
Đừng nhồi nhét ngón tay vào sâu
Tiếp theo, bạn hãy dùng khăn giấy ngoáy thật nhẹ từ từ và từ ngoài vào trong để lấy sạch gỉ từ mũi. Lưu ý đừng nhồi nhét ngón tay vào sâu trong mũi vì hành động này có thể khiến mũi của bạn bị tổn thương từ đó gây ra các tình trạng viêm nhiễm.
Đừng nhồi nhét ngón tay vào sâu trong mũi
Xì mũi
Sau khi đã lấy gỉ mũi xong, bạn hãy xì mũi vào khăn giấy để tống tất cả chất nhầy cùng bụi bẩn còn sót lại ra ngoài. Lưu ý phải thật nhẹ nhàng tránh gây tổn thương cho mũi của bạn. Sau đó bạn vứt hết phần gỉ mũi vừa lấy ra cùng khăn giấy vào gọn trong thùng rác.
Tìm hiểu thêm: 9 thói quen giúp da trắng nhanh, hiệu quả, không xuống tông
Xì mũi vào khăn giấy loại chất nhầy cùng bụi bẩn còn sót lại ra ngoài
Không sử dụng tăm bông
Lưu ý không sử dụng tăm bông vì đầu tăm bông khá nhỏ và cứng khi đưa vào sâu có thể gây trầy xước cũng như chảy máu bên trong mũi của bạn. Thay vào đó hãy sử dụng khăn giấy.
Không sử dụng tăm bông vì đầu tăm bông khá nhỏ và cứng
Tránh kiểm tra quá nhiều lần một vị trí trong mũi
Phần niêm mạc bên trong mũi rất nhạy cảm nên bạn không nên kiểm tra quá nhiều lần một vị trí trong mũi. Vì hành động này có thể khiến mũi của bạn bị tổn thương từ đó gây ra các tình trạng trầy xước cũng như viêm nhiễm.
Tránh kiểm tra quá nhiều lần một vị trí trong mũi
Cách xử lý khi có nhiều gỉ mũi hơn bình thường
Việc có nhiều gỉ mũi hơn bình thường ít nhiều gây phiền toái khiến bạn khó chịu và không tự tin khi giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cải thiện tình trạng khô mũi bằng một số cách như:
- Uống nhiều nước
- Rửa mũi đúng cách
- Giữ ấm mũi
- Đeo khẩu trang.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả
Uống nhiều nước có thể giúp cải thiện tình trạng
Việc lấy gỉ mũi cho người lớn cứ nghĩ đơn đơn giản nhưng thật sự quan trọng. Nó giúp bạn tự tin thoải mái khi giao tiếp và góp phần phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp. Nếu thấy thông tin này bổ ít, đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ bạn viết này đến người thân và bạn bè để cùng nhau có một sức khỏe thật tốt bạn nhé!
Nguồn: healthline, medicalnewstoday