Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

Rate this post

Hoa đậu biếc thường được nhiều người tin dùng rộng rãi nhờ những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng hoa đậu biếc sai cách có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc qua bài viết này!

Bạn đang đọc: Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

Đối tượng không nên dùng hoa đậu biếc

Người bệnh có huyết áp thấp

Trong Y học Cổ truyền, hoa đậu biếc được ghi chép là một vị thuốc có tính hàn và khả năng hạ đường huyết nên thường được sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp và đái tháo đường.

Vì vậy, hoa đậu biếc không phù hợp sử dụng cho người bị huyết áp thấp và họ có thể dễ cảm thấy choáng váng, chóng mặt, và buồn nôn khi dùng loại hoa này.

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Trong hoa đậu biếc có một thành phần hóa học tên anthocyanin. Đây là một nhóm chất chống oxy hóa rất tốt, giúp chống lại nhiều căn bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, và ung thư.

Tuy nhiên, một tác dụng không mong muốn của anthocyanin là ức chế ngưng kết tiểu cầu. Ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, việc chống kết tập tiểu cầu là rất quan trọng vì nó giúp cơ trơn mạch máu giãn ra, kích thích co bóp tử cung để thuận lợi cho sinh đẻ.

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

Người đang dùng thuốc chống đông máu

Sự hiện diện của các chất anthocyanin là nguyên nhân tại sao người đang dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng hoa đậu biếc. Các chất anthocyanin sẽ gây tương tác với thuốc chống đông máu, làm mất tác dụng của thuốc.

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

Người cao tuổi, trẻ em

Người cao tuổi thường đi kèm các bệnh nền mạn tính và sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau có thể có tương tác với các chất hóa học trong hoa đậu biếc. Vì vậy, họ không nên dùng loại hoa này.

Trẻ em không nên sử dụng hoa đậu biếc vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện, sẽ dễ bị đau bụng khi dùng hoa đậu biếc. Ngoài ra, trà hoa đậu biếc đôi khi có lẫn hạt, trẻ có thể sẽ bị hóc.

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật

Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng hoa đậu biếc.

Nguyên nhân là vì các đối tượng này có thể đang phải tuân theo chế độ điều trị và dinh dưỡng đặc biệt. Họ nên cẩn trọng khi dùng hoa đậu biếc để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

Không nên pha trà hoa đậu biếc bằng nước sôi

Nước sôi với nhiệt độ quá nóng sẽ làm phân hủy những chất dinh dưỡng trong hoa đậu biếc, cũng như làm mất đi vị trà. Bên cạnh đó, uống trà nóng còn có hại cho thực quản và hệ tiêu hóa.

Do đó, bạn không nên dùng nước sôi để pha trà hoa đậu biếc. Thay vào đó, hãy sử dụng nước ấm (đã để nguội sau khi sôi khoảng 10 phút).

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

Liều dùng khuyến nghị

Để phát huy những lợi ích từ hoa đậu biếc, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 5 – 10 hoa đậu biếc khô để pha trà, tương ứng với 1 – 2 cốc, dùng khoảng 3 ngày mỗi tuần.

Không nên sử dụng quá nhiều để tránh các tác dụng không mong muốn như bồn chồn và lo lắng do tăng nhịp tim hoặc khó tiêu.

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

Không nên thần thánh hóa tác dụng của hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc là một dược liệu hỗ trợ sức khỏe, giúp cải thiện một số tình trạng bệnh nhờ những thành phần hóa học rất có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, hàm lượng của các chất này trong hoa đậu biếc không đủ để được coi là thuốc và có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để tránh tác hại không mong muốn

>>>>>Xem thêm: 22 mẹo làm giảm thâm quầng mắt các bạn không nên bỏ qua

Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin lưu ý khi dùng hoa đậu biếc. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy nhấn nút chia sẻ cho bạn bè và người thân của mình nhé!

Nguồn: Tra cứu dược liệu, Sở y tế Nam Định

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *