Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Rate this post

Lycopene là một loại carotenoid có màu đỏ tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả như cà chua, dưa hấu và ớt đỏ. Nó được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lycopene là gì và những tác dụng tích cực mà nó mang lại!

Bạn đang đọc: Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene là gì?

Lycopene là một loại hợp chất hữu cơ thuộc nhóm carotenoid, có màu đỏ và được tìm thấy chủ yếu trong trái cây và rau quả như cà chua, dưa hấu, ớt đỏ và một số loại quả có màu đỏ khác.

Đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, đồng thời đem lại những tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch và hỗ trợ trong việc ngăn ngừa một số bệnh lý như ung thư và các vấn đề liên quan đến tuổi tác.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene thường có màu đỏ, hiện diện trong rau củ và trái cây

Các tác dụng của lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Chống oxy hóa

Lycopene – chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotene, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do gốc tự do. Khi mức độ gốc tự do tăng quá mức và vượt ngưỡng mức độ chống oxy hóa, chúng có thể gây ra tình trạng stress oxy hóa bên trong cơ thể của bạn. Sự căng thẳng này có liên quan đến các căn bệnh mãn tính, chẳng hạn như ung thư thận, ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt… [1]

Bên cạnh đó, việc bổ sung thực phẩm giàu lycopene cũng có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn và nhiễm nấm, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ

Chống ung thư

Gốc tự do là những phân tử không ổn định bên trong cơ thể, gây tổn thương cho tế bào và tạo ra stress oxy hóa. Stress oxy hóa gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả tiểu đường, tăng huyết áp và thậm chí là ung thư, do sự tác động xấu lên tế bào và cấu trúc gen. [2]

Nhờ vào khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ của hoạt chất này mà có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của một số tế bào ung thư, ví dụ như ung thư thận, ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt. [3][4][5]

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene có thể làm chậm sự tiến triển của một số bệnh ung thư

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Lycopene được chứng minh rằng có thể làm giảm cholesterol xấu (LDL) đồng thời tăng mức cholesterol tốt (HDL). Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. [6][7]

Trong nghiên cứu 10 năm cho thấy người mắc bệnh chuyển hóa với nồng độ lycopene cao nhất thì có nguy cơ tử vong thấp hơn đến 39%.[8]

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng này liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim từ 17–26%. [9]

Lycopene đặc biệt hữu ích cho những người có mức chống oxy hóa thấp hoặc do căng thẳng oxy hóa cao, bao gồm người già và người hút thuốc, cũng như những người mắc tiểu đường hoặc bệnh tim. [10]

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene giúp cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cải thiện sức khỏe làn da

Việc tiêu thụ lycopene trong thời gian dài cũng giúp ngăn chặn ung thư da. Nghiên cứu cho thấy, những người bổ sung bột cà chua hàng ngày có tỷ lệ tổn thương da do tác động của tia cực tím ít hơn đến 40% so với nhóm không sử dụng.

Trong nghiên cứu 12 tuần, việc tiêu thụ 8–16 mg lycopene mỗi ngày từ thực phẩm hoặc bổ sung các thực phẩm chức năng chứa lycopene giúp giảm cường độ đỏ da sau tiếp xúc với tia UV từ 40–50%.

Mặc dù không thể thay thế kem chống nắng, lycopene được công nhận với khả năng bảo vệ da tương đương với SPF 1.3. Ngoài ra, lycopene còn được chứng minh là tăng mức độ procollagen trong da, có thể đảo ngược tổn thương da do lão hóa theo đánh giá của các nhà khoa học.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene có khả năng chống nắng nhưng không thể thay thế hoàn toàn kem chống nắng

Cải thiện thị lực

Lycopene còn có khả năng cải thiện thị lực bằng cách ngăn ngừa sự hình thành của tình trạng đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng – hai nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn tuổi.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Một trong những công dụng của lycopene là cải thiện thị lực

Giảm đau

Lycopene có thể giúp giảm đau tương tự như thuốc ibuprofen. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của lycopene đối với chứng đau dây thần kinh – một bệnh khó điều trị, đã đưa kết quả tích cực là giảm đau thần kinh từ các thí nghiệm trên động vật. [11]

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene có thể giúp làm giảm đau thần kinh

Ngăn ngừa bệnh liên quan đến tuổi tác

Lycopene là một chất chống oxy hóa có trong nhiều loại trái cây và rau quả, có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tuổi tác.

Ngoài ra, lycopene cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư, từ đó, hỗ trợ sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp ở người già.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Thực phẩm giàu lycopene giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể ở người lớn tuổi

Bảo vệ xương chắc khỏe

Lycopene có khả năng làm thay đổi hoạt động của nhiều gen hỗ trợ cho sức mạnh của xương và giúp tăng cường mật độ xương. Nhờ tác dụng chống oxy hóa của Lycopene – giúp làm chậm quá trình chết của tế bào xương đồng thời còn giúp tăng cường cấu trúc xương và hỗ trợ sức khỏe xương.

Một nghiên cứu với quy mô nhỏ được khảo sát trên 68 phụ nữ cho thấy việc bổ sung nước sốt cà chua giàu lycopene có thể giúp duy trì sức khỏe của xương. Tuy nhiên, vẫn phải cần những nghiên cứu lớn hơn để xác nhận kết quả này. [12]

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene giúp tăng cường sức khỏe của hệ xương khớp

Cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc tiêu thụ 14 mg lycopene mỗi ngày có thể cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới trẻ khoẻ mạnh khoảng 40%.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lycopene có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng và chất lượng tinh trùng.

Tìm hiểu thêm: Các lưu ý về liều lượng, cách dùng khi sử dụng bách bộ làm thuốc

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng của tinh trùng

Cách sử dụng lycopene đúng cách an toàn và hiệu quả

Để sử dụng lycopene một cách an toàn và hiệu quả, việc bổ sung hoạt chất này thông qua chế độ ăn uống là cách tốt nhất. Các thực phẩm giàu lycopene như cà chua, dưa hấu, ớt đỏ và sản phẩm chứa cà chua chín là những nguồn thực phẩm tốt để bổ sung lycopene vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Hơn nữa, việc nấu chín hoặc xử lý bằng nhiệt thấp có thể giúp tăng cường sự hấp thụ của lycopene từ thực phẩm.

Mặc dù chưa ai biết rõ liệu thiếu hụt lycopene sẽ gây ra tình trạng gì nhưng các chuyên gia y tế thường khuyến nghị với liều 15 – 45mg qua đường uống mỗi ngày tối đa trong 6 tháng. [11][13]

Dưới đây là một danh sách các thực phẩm giàu lycopene mà bạn có thể quan tâm:

  • 1 chén sốt cà chua đóng hộp: 37mg
  • 1 miếng dưa hấu: 13mg
  • 1 muỗng tương cà chua: 3mg
  • 1 thìa sốt cà chua: 2.5mg
  • 1 thìa salsa (loại nước sốt bắt nguồn từ Mexico): 1.7mg

Nghiên cứu cũng cho thấy lycopene được cơ thể chúng ta hấp thụ tốt hơn khi được đun nóng và kết hợp với các chất béo lành mạnh như ô liu hoặc dầu dừa.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Bạn cần dùng lycopene liều từ 15 – 45mg qua đường uống mỗi ngày trong tối đa 6 tháng

Tác dụng phụ khi sử dụng lycopene

Nhìn chung, lycopene thường an toàn và không gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Trong một vài trường hợp, việc ăn nhiều thực phẩm chứa lycopene sẽ dẫn đến hiện tượng đổi màu da, tuy nhiên đó chỉ là trường hợp nhẹ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc các bệnh lý sau đây không nên dùng quá nhiều lycopene:

  • Bị huyết áp thấp.
  • Người bị loét dạ dày.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh tim, ung thư hoặc các bệnh ngoài da.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Lycopene thường an toàn và không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho tính mạng

Thực phẩm giàu lycopene

Một số thực phẩm giàu lycopene mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Cà chua.
  • Ổi.
  • Dưa hấu.
  • Đu đủ.
  • Bưởi hồng.
  • Ớt đỏ.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Bạn có thể dễ dàng bổ sung các thực phẩm giàu lycopene vào khẩu phần ăn hàng ngày

Lưu ý khi sử dụng lycopene

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Việc bổ sung nhiều lycopene trong thời kỳ mang thai có thể sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi vì có khả năng gây ra tình trạng sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều lycopen trong giai đoạn cho con bú có thể làm thay đổi hương vị của sữa mẹ, khiến bé khó chịu và từ chối uống sữa.

Việc ăn các thực phẩm tự nhiên giàu lycopene thường không gây ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung lycopene, mẹ nên thảo luận với bác sĩ về liều lượng phù hợp trước khi dùng.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Việc bổ sung nhiều lycopene có thể làm thay đổi hương vị của sữa mẹ

Phẫu thuật

Lycopene có thể ngăn chặn quá trình đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật. Do đó, bạn cần ngưng bổ sung lycopene ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật và nên thảo luận với bác sĩ phẫu thuật trước khi sử dụng lycopene.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Bạn nên ngưng sử dụng lycopene hai tuần trước khi phẫu thuật

Cách bảo quản lycopene

Lycopene là một chất dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao và không khí. Để bảo quản lycopene tốt, bạn nên lưu trữ thực phẩm ở nơi mát mẻ, tối và khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Đừng quên đậy kín sản phẩm chứa lycopene sau khi mở để bảo vệ khỏi không khí và đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Bạn cần bảo quản lycopene ở những nơi mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời

Các thực phẩm bổ sung tương tự với lycopene

Mời bạn tham khảo thêm các thực phẩm giàu hoạt chất có tác dụng tương tự như lycopene:

  • Beta-caroten: Đây là một loại chất chống oxy hóa, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, hỗ trợ sức khỏe của mắt, da và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Lutein: Đây là một loại chất dinh dưỡng có màu vàng, thường có trong rau cải xanh và trứng, có tác dụng bảo vệ mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, cũng như cải thiện sức khỏe võng mạc.
  • Zeaxanthin: Zeaxanthin là một loại carotenoid có màu vàng – đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mắt, giúp ngăn ngừa các vấn đề như thoái hóa điểm vàng và giảm nguy cơ mắc bệnh mắt liên quan đến tuổi tác.
  • Vitamin A: Vitamin A là một loại vitamin thiết yếu cho sức khỏe của mắt, da và hệ miễn dịch, giúp duy trì sự hoạt động bình thường của võng mạc mắt, cung cấp độ ẩm cho da và hỗ trợ sức khỏe của xương và răng.
  • Vitamin E: Vitamin này đóng vai trò trong việc duy trì sức khỏe của da, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời làm giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch và ung thư.
  • Vitamin C: Vitamin C hay còn được gọi là acid ascorbic giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, giúp da và mô liên kết khỏe mạnh.

Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

Một số thực phẩm có vai trò tương tự như lycopene

  • Health Benefits of Lycopene

    https://www.webmd.com/diet/health-benefits-lycopene

  • What Is Lycopene?

    https://www.verywellhealth.com/lycopene-health-benefits-4684446

  • Lycopene – Uses, Side Effects, and More

    https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-554/lycopene

  • Xem thêm Lycopene là gì? 9 tác dụng của Lycopene đối với sức khỏe bạn cần biết

    >>>>>Xem thêm: Cắt dạ dày có thể gặp biến chứng gì? Chăm sóc bệnh nhân sau cắt dạ dày

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *