Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Rate this post

Nấm candida miệng gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi người khi mắc phải. Vì thế hãy cùng tìm hiểu về nấm candida miệng và 6 nguyên nhân gây bệnh không thể chủ quan bạn nên biết.

Bạn đang đọc: Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Khả năng miễn dịch suy yếu

Suy giảm hay suy yếu miễn dịch là tình trạng cơ thể giảm hay hoàn toàn không có khả năng đề kháng với sự tấn công của các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Chính vì vậy, lúc này chính là thời điểm thuận lợi nhất cho sự phát triển mạnh và gây bệnh của nấm candida.

Bệnh tưa miệng có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinhngười lớn tuổi do khả năng miễn dịch giảm. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện thể thao để có thể nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Nấm candida miệng thường gặp ở bệnh nhân suy yếu hệ miễn dịch

Bệnh tiểu đường

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường không được điều trị hoặc không có các biện pháp tốt để kiểm soát bệnh tiểu đường thì nước bọt của bạn có thể chứa một lượng lớn đường. Chính điều này đã kích thích sự phát triển mạnh mẽ và tạo môi trường cư trú thuận lợi để nấm candida có thể gây bệnh.

Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Tiểu đường gây bệnh nấm candida miệng

Nhiễm trùng men nấm âm đạo

Khi môi trường trong âm đạo bị mất cân bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào bộ phận sinh dục. Nhiễm trùng nấm men âm đạo và bệnh tưa miệng được phát hiện đều do nấm candida gây ra. Chính vì thế người bị bệnh nhiễm trùng men nấm âm đạo có khả năng cao mắc bệnh nấm candida miệng.

Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Nhiễm trùng men nấm âm đạo gây bệnh nấm candida miệng

Thuốc men

Các loại thuốc như prednisone, corticosteroid dạng hít hoặc thuốc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng.

Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Các loại thuốc kháng sinh làm tăng khả năng mắc nấm candida miệng

Các tình trạng răng miệng khác

Đeo niềng răng hay đeo răng giả, đặc biệt là răng giả hàm trên, hoặc mắc các bệnh lý gây khô miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng.

Ngoài ra, nếu hàng ngày bạn không có các biện pháp chăm sóc răng miệng hợp lý thì chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho loại nấm này phát triển và từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khó lường.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà

Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Các tình trạng răng miệng không tốt làm tăng khả năng mắc nấm candida miệng

Do hóa trị và xạ trị

Các phương pháp điều trị ung thư là hóa trị và xạ trị có thể làm chết hoặc tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh và có lợi cho răng miệng. Từ đó các vi sinh vật bất lợi cho cơ thể, trong đó có nấm candida miệng, sẽ phát triển mạnh mẽ vì sử dụng được các chất dinh dưỡngkhông có sự cạnh tranh giữa các vi sinh vật có lợi cho cơ thể.

Các bệnh nhân sử dụng hóa trị và xạ trị sẽ có một phác đồ chính xác để điều trị, tránh cho nấm candida phát triển và gây bệnh cho cơ thể.

Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Hóa trị và xạ trị làm tăng khả năng mắc nấm candida miệng

Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Ở giai đoạn đầu của bệnh có thể không gây triệu chứng gì nhưng khi gặp các triệu chứng sau đây bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị:

  • Đốm trắng và vàng trên má trong, lưỡi, amidan hoặc môi của bạn.
  • Cảm giác vướng cộm như có miếng bông gòn trong miệng.
  • Chảy máu nhẹ nếu có các đốm bị cạo.
  • Đau nhức và nóng rát phía trong miệng.
  • Da khô, nứt nẻ ở khóe miệng.
  • Có mùi khó chịu trong miệng.
  • Khó nuốt, mất vị giác.

Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Các dấu hiệu nghi ngờ mắc nấm candida miệng cần đến gặp bác sĩ

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán tưa miệng thông qua quan sát miệng và các tổn thương đặc trưng mà nó gây ra.

Một số phương pháp khác như:

  • Sinh thiết vùng bị ảnh hưởng bởi nấm candida để xác định chẩn đoán.
  • Nuôi cấy phết họng hoặc nội soi thực quản nếu nghi ngờ bị nấm candida trong thực quản.

Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

Chẩn đoán nấm candida miệng

Các bệnh viện đa khoa uy tín

Bạn có thể đến thăm khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng ở các bệnh viện tại khu vực. Một số bệnh viện tham khảo như:

  • TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM.
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

Nấm candida miệng: 6 nguyên nhân gây bệnh bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Bệnh thận kiêng ăn gì? 21 loại thực phẩm bạn nên tránh

Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Nấm candida miệng rất dễ mắc phải khi bạn không có một phương pháp chăm sóc răng miệng thật hiệu quả. Nếu bài viết hay, bạn hãy chia sẻ đến nhiều người biết hơn nhé!

Nguồn: Mayoclinic, Healthline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *