Rượu bia có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của người sử dụng và liên quan trực tiếp đến các vấn đề té ngã, tai bệnh giao thông,… Sử dụng rượu bia thường xuyên và không kiểm soát có thể gây ra tình trạng ngộ độc rượu bia. Vậy hãy cùng Kenshin tìm hiểu vấn đề này trong bài viết nhé!
Bạn đang đọc: Ngộ độc rượu bia – Triệu chứng, cách phòng ngừa và lưu ý khi ngộ độc
Hành vi chậm chạp trong tâm thần, vận động là dấu hiệu ngộ độc rượu bia nặng
Contents
- 1 Triệu chứng ngộ độc rượu bia cần cấp cứu
- 2 Uống bao nhiêu rượu, bia là quá nhiều?
- 3 Cách xử lý khi ngộ độc rượu, bia
- 4 Hướng dẫn sử dụng bia rượu an toàn hơn
- 5 Lưu ý khi bị ngộ độc rượu, bia
- 6 Phòng ngừa ngộ độc rượu, bia
- 6.1 Hạn chế hoặc uống rượu bia có chừng mực
- 6.2 Uống rượu bia một cách chậm rãi
- 6.3 Không trộn rượu với các loại thuốc khác
- 6.4 Tránh các trò chơi uống rượu
- 6.5 Không uống rượu bia khi bụng đói
- 6.6 Không cho trẻ dưới tuổi vị thành viên uống bia rượu
- 6.7 Nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu khi có dấu hiệu ngộ độc bia, rượu
Triệu chứng ngộ độc rượu bia cần cấp cứu
Ngộ độc rượu bia ở mức độ nặng cần phải can thiệp và cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng ngộ độc rượu bia cần cấp cứu bao gồm:
- Chóng mặt.
- Lú lẫn.
- Yếu cơ.
- Nhức đầu.
- Buồn nôn.
- Đau bụng.
- Lay giật nhãn cầu.
- Hôn mê.
Ngộ độc rượu bia mức độ nặng cần phải can thiệp và cấp cứu ngay lập tức
Uống bao nhiêu rượu, bia là quá nhiều?
Đối với các trường hợp sử dụng rượu bia liên tục và lâu năm thường xuất hiện tình trạng dung nạp chất, nghĩa là:
- Nhu cầu tăng đáng kể về liều lượng chất để đạt được trạng thái say hoặc các tác dụng mong đợi như thư giãn, hưng phấn.
- Giảm hiệu quả đáng kể với liều lượng sử dụng.
Đối với một người trưởng thành bình thường không mắc phải tình trạng rối loạn sử dụng rượu bia, để phòng ngừa ngộ độc rượu bia thì liều lượng sử dụng như sau:
- Rượu: không nên uống quá 30ml/ngày.
- Bia: không nên uống quá 500ml/ngày.
Không nên uống rượu quá 30ml/ngày
Cách xử lý khi ngộ độc rượu, bia
Khi thấy người xung quanh xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc rượu, bia bạn cần:
- Kê gối thấp cho bệnh nhân nằm, nhằm nôn hết rượu bia ra ngoài.
- Giữ yên lặng cho bệnh nhân ngủ, cách vài tiếng đánh thức một lần để cho bệnh nhân ăn cháo loãng. Việc này tránh được tình trạng hạ đường huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Trường hợp đánh thức bệnh nhân nhưng không tỉnh, ăn uống kém cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý một số loại thuốc sau đây tuyệt đối không tự ý cho bệnh nhân uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bao gồm:
- Paracetamol.
- Aspirin.
- Vitamin B6, acid folic,…
Thay vào đó nên cho bệnh nhân uống các loại thức uống như nước chanh, nước mía, cam vắt,… giúp giải rượu bia trong các trường hợp nhiễm độc nhẹ.
Tuyệt đối không uống rượu bia chung với các loại thuốc như Aspirin, Paracetamol
Hướng dẫn sử dụng bia rượu an toàn hơn
Mặc dù hiện nay có một số nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của rượu bia với nồng độ cồn thấp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, chứng minh này vẫn còn nhiều tranh cãi.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe thì tốt nhất không nên uống rượu bia. Trong một số trường hợp cần sử dụng rượu bia thì bạn nên tham khảo những hướng dẫn sử dụng rượu bia sau đây:
- Uống từ từ, chậm rãi nhằm giảm kích ứng đường tiêu hóa.
- Trước khi sử dụng rượu bia, bạn nên uống nước lọc, nước hoa quả hay ăn các thực phẩm giàu protein để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
- Không nên uống rượu bia lúc đói.
- Không nên sử dụng rượu bia với đồ uống có gas, điều này làm tăng khả năng hấp thu rượu bia vào máu.
- Không nên uống rượu bia cùng với Aspirin do Aspirin có khả năng gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu bia vào máu.
- Không nên uống rượu bia cùng với Cafein do có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì hội chứng sốc độc tố.
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là không nên uống rượu bia
Lưu ý khi bị ngộ độc rượu, bia
Sau đây là một số lưu ý khi bạn hoặc người thân gặp phải tình trạng ngộ độc rượu bia, bao gồm những điều nên và không nên làm.
Bạn nên làm:
- Theo dõi sát người đang ngộ độc rượu bia, tránh trường hợp ngừng thở hoặc tắc nghẽn đường thở.
- Cho bệnh nhân ngồi dậy khi đã tỉnh, thường xuyên kiểm tra nhịp thở.
- Nếu người đang bị ngộ độc uống được thì bổ sung nước cho bệnh nhân.
- Giữ ấm cơ thể bằng áo ấm hoặc chăn.
Bạn không nên:
- Để bệnh nhân tiếp tục sử dụng rượu bia.
- Để bệnh nhân sử dụng các loại đồ uống có cafein.
- Để bệnh nhân tắm vì có thể tăng nguy cơ gây đột quỵ.
Nên thường xuyên bổ sung nước cho người bị ngộ độc rượu
Phòng ngừa ngộ độc rượu, bia
Hạn chế hoặc uống rượu bia có chừng mực
Để phòng tránh ngộ độc rượu bia và bảo vệ cho sức khỏe thì cách tốt nhất là không sử dụng rượu bia.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần sử dụng rượu bia thì bạn nên đảm bảo liều lượng không quá 30ml/ngày đối với rượu và 500ml/ngày đối với bia. Việc sử dụng có chừng mực rượu bia sẽ tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe tổng thể.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Vinh Gia của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Không nên uống bia quá 500ml/ngày
Uống rượu bia một cách chậm rãi
Việc uống rượu bia với liều lượng cao và trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tình trạng kích ứng niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày. Đồng thời, việc này còn gây hại cho gan do gan không có đủ thời gian để chuyển hóa rượu bia.
Vì vậy, khi sử dụng rượu bia cần nên uống một cách từ từ và chậm rãi để bảo vệ sức khỏe, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Uống rượu bia với liều lượng cao trong thời gian ngắn có thể gây độc cho gan
Không trộn rượu với các loại thuốc khác
Rượu bia là một tác nhân gây độc cho gan, do đó khi sử dụng chung với các loại thuốc có tính gây độc cho gan thì rất nguy hiểm, có thể gây ra tình trạng suy gan cấp.
Một số loại thuốc không nên uống với rượu bia như:
- Thuốc chống lao: pyrazinamid,…
- Thuốc sốt rét: quinidin,…
- Thuốc kháng nấm: griseofulvin,…
Hạn chế sử dụng rượu bia chung với các loại thuốc gây độc cho gan
Tránh các trò chơi uống rượu
Việc chơi các trò chơi thưởng phạt khi uống rượu rất thường thấy hiện nay. Tuy nhiên khi uống, hãy uống một cách có chừng mực, hạn chế tình trạng ép rượu, ép bia có thể dẫn đến ngộ độc rượu, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nên tránh các trò chơi uống rượu vì có thể sử dụng rượu quá mức gây hại cho cơ thể
Không uống rượu bia khi bụng đói
Việc sử dụng rượu bia lúc đói không chỉ gây kích ứng quá mức niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là tại dạ dày, gây chảy máu mà còn khiến cơ thể giải phóng hàng loạt insulin, từ đó khiến lượng đường huyết trong máu bị giảm đột ngột hay hạ đường huyết, trường hợp nặng có thể gây chóng mặt, hôn mê và thậm chí tử vong.
Việc sử dụng rượu bia lúc đói gây kích ứng quá mức niêm mạc đường tiêu hóa
Không cho trẻ dưới tuổi vị thành viên uống bia rượu
Phụ huynh cần lưu ý tuyệt đối không cho trẻ dưới tuổi vị thành niên sử dụng rượu bia, điều này dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Té ngã, tai bệnh giao thông do sử dụng rượu bia.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là gan, thận và não.
- Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở trẻ tuổi dậy thì,…
Do đó, phụ huynh và nhà trường nên giáo dục để trẻ hiểu được các tác hại của rượu bia, từ đó tránh xa rượu bia.
Phụ huynh cần lưu ý tuyệt đối không cho trẻ dưới tuổi vị thành niên sử dụng rượu bia
Nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu khi có dấu hiệu ngộ độc bia, rượu
Ngộ độc rượu bia mức độ nặng không thể tự khỏi và không thể tự điều trị tại nhà bằng các thuốc hay các thực phẩm, đồ uống giải rượu thông thường.
Khi bệnh nhân ngộ độc rượu và xuất hiện các tình trạng lơ mơ, lú lẫn, gọi không tỉnh, hôn mê hay bất kỳ các triệu chứng nguy hiểm nào thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Ngũ vị tử là gì? 3 tác dụng của ngũ vị tử đối với sức khỏe
Khi bệnh nhân ngộ độc rượu bia gây lú lẫn, gọi không tỉnh thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về vấn đề ngộ độc rượu bia, đặc biệt là trong những dịp lễ sắp đến. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, Counseling and Wellness Services