Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu vitamin B

Rate this post

Vitamin B là một nhóm các chất dinh dưỡng có những vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Sự thiếu hụt của bất kỳ vitamin B nào đều có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa khi thiếu vitamin B.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu vitamin B

Vitamin B là những vitamin rất quan trọng để đảm bảo các tế bào của cơ thể hoạt động bình thường. Chúng giúp cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tạo ra các tế bào máu mới và duy trì các tế bào da, tế bào não và các mô khác của cơ thể khỏe mạnh. Không phải tất cả vitamin B đều có chức năng giống nhau, việc thiếu một trong những loại vitamin trong nhóm vitamin B sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin B

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu vitamin B

Khi cơ thể thiếu 1 vitamin nhóm B có thể sẽ thiếu các vitamin khác trong nhóm bởi khi nạp vào cơ thể, chúng kết hợp tạo thành các coenzyme hoạt động. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây thiếu vitamin nhóm B:

Chế độ ăn uống không cân bằng

Cơ thể bạn không thể trực tiếp tạo ra vitamin B mà phải nhận từ bên ngoài, có thể thông qua thực phẩm hay các chất bổ sung. Nếu tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp cho cơ thể mức độ chất dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể tránh các triệu chứng thiếu hụt vitamin B.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đôi khi chúng ta không ăn uống đầy đủ các thực phẩm khác nhau để có đủ lượng vitamin cần thiết. Ví dụ: nếu bạn theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay, thì bạn có thể không nhận đủ vitamin B12 – vì vitamin B12 hầu như chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và các sản phẩm từ sữa.

Ngoài ra việc sơ chế, bảo quản không đúng cách làm giảm lượng vitamin B. Từ đó cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất này

Nghiện rượu

Rượu khiến thận đào thải vitamin B ra khỏi cơ thể nhanh hơn nhiều so với bình thường. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không có đủ thời gian cần thiết để sử dụng các loại vitamin B này.

Sử ảnh hưởng của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng khả năng thiếu hụt vitamin B, ví dụ như:

– Tăng khả năng thiếu vitamin B6: thuốc chống co giật, isoniazid, hydralazine, corticosteroid và penicillamine.

– Tăng khả năng thiếu hụt vitamin B9: phenytoin, trimethoprim-sulfamethoxazole, methotrexate, và sulfasalazine.

– Tăng khả năng thiếu vitamin B12: metformin, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng axit, kháng sinh dài hạn và thuốc chống trầm cảm.

Tình trạng kém hấp thu

Bình thường, vitamin B sẽ được hấp thu ở ruột đi vào máu và đi khắp cơ thể để làm những nhiệm vụ cần thiết. Nếu ruột không thể hấp thụ vitamin B, vậy nó sẽ không thể đi vào vòng tuần hoàn, từ đó cơ thể bạn thiếu vitamin B. Một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như bệnh Crohn, bệnh Celiac, hoặc bệnh viêm loét đại tràng…Những tình trạng này ngăn không cho vitamin B đi vào máu, làm giảm đáng kể lượng vitamin B trong cơ thể và có khả năng gây hại cho sức khỏe do thiếu vitamin B.

Ngoài ra những người mắc bệnh ung thư, bệnh tuyến giáp, những người vừa phẫu thuật, những người mắc HIV, những người chạy thận nhân tạo, người bị tiêu chảy kéo dài, người phẫu thuật cắt bỏ dạ dày… đều có nguy cơ cao thiếu vitamin nhóm B.

Nhu cầu cơ thể tăng ở những giai đoạn đặc biệt

Ở tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú, người lớn tuổi sẽ có thể có nhu cầu cơ thể với vitamin B cao hơn. Nếu không chú ý bổ sung tăng cường trong chế độ ăn hoặc thực phẩm hỗ trợ thì nguy cơ thiếu các vitamin nhóm B rất cao.

Triệu chứng thiếu vitamin B

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu vitamin B

Có 8 loại vitamin trong phức hợp vitamin B: thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5), pyridoxine (vitamin B6), biotin (vitamin B7), folate (vitamin B9, còn được gọi là axit folic), và cobalamin (Vitamin B12). Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B khác nhau tùy thuộc vào loại vitamin B mà bạn đang thiếu.

Các triệu chứng này có thể bao gồm từ mệt mỏi và lú lẫn đến thiếu máu hoặc hệ thống miễn dịch bị tổn hại. Phát ban trên da cũng có thể xảy ra.

Sau đây là triệu chứng cụ thể khi thiếu một số vitamin trong nhóm B:

– Vitamin B12: Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến sự gián đoạn trong hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 bao gồm: cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân của bạn, mệt mỏi, lở miệng, đau miệng hoặc lưỡi, chóng mặt, da nhợt nhạt, cáu kỉnh…

– Vitamin B6: Vitamin B6 giúp cơ thể biến thức ăn thành năng lượng. Nó cũng có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Các dấu hiệu thiếu vitamin B6: phiền muộn, lú lẫn, dễ nhiễm trùng, buồn nôn, thiếu máu, phát ban hoặc viêm da.

– Vitamin B1 và B2: Vitamin B1 có lợi cho thần kinh, và vitamin B2 giúp duy trì thị lực thích hợp. Khi thiếu loại vitamin này sẽ có các triệu chứng như lú lẫn và nứt dọc hai bên miệng.

– Vitamin B3 còn được gọi là niacin, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nó cũng hỗ trợ tiêu hóa thích hợp và tạo cảm giác thèm ăn lành mạnh, và rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào. Thiếu vitamin B3 có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn và đau quặn bụng. Thiếu hụt trầm trọng cũng có thể gây ra rối loạn tâm thần hoặc có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là viêm da pellagra, với các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa, các tổn thương da, da thô ráp chuyển sang màu đỏ hoặc nâu dưới ánh nắng mặt trời, lưỡi đỏ, mệt mỏi, cũng có thể xảy ra rối loạn tâm thần, hoặc diễn biến nặng hơn như liệt, giảm thân nhiệt và trầm cảm nếu bệnh trở nên trầm trọng.

– Vitamin B9 còn được gọi là folate, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hồng cầu. Nó cũng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh khi phụ nữ mang thai dùng đủ. Sự thiếu hụt vitamin B9 là khá phổ biến. Mức độ vitamin B9 thấp có thể dẫn đến các triệu chứng sau: thiếu máu, mệt mỏi, khó tập trung, đau đầu, tim đập nhanh, khó thở, vết loét trong miệng. Phụ nữ mang thai bị thiếu folate có thể khiến con họ sinh ra bị dị tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

– Vitamin B5 là một thành phần thiết yếu của coenzyme A, người trưởng thành có thể cần khoảng 5 mg/ngày. Việc thiếu vitamin B5 thường ít khi xảy ra, nếu thiếu nó sẽ khiến bạn gặp phải những triệu chứng khó chịu như: thiếu năng lượng dẫn đến mệt mỏi, bồn chồn, khó chịu thậm chí là trầm cảm; rối loạn thần kinh (dị cảm, chuột rút, nóng rát hoặc tê chân tay); hạ đường huyết; suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng,…

Vitamin B7 hay thường được gọi với cái tên quen thuộc là Biotin, tham gia vào quá trình trao đổi chất và đặc biệt là sự phát triển của da, tóc và móng. Khi thiếu Biotin, triệu chứng có thể thấy trên da đó là khô, thiếu sức sống, mụn có thể xuất hiện nhiều hơn, một số trường hợp nặng hơn có thể bị khô môi, nứt nẻ môi, bị phát ban đỏ đóng vảy ở vùng mũi, miệng; hệ thần kinh không được hỗ trợ kịp thời dẫn đến mệt mỏi, ủ rũ, buồn chán thậm chí là trầm cảm.

Điều trị khi thiếu vitamin B

Tìm hiểu thêm: Những lợi ích của lutein đối với sức khỏe của mắt

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu vitamin B

Việc điều trị khi thiếu vitamin nhóm B sẽ phụ thuộc vào mức độ và triệu chứng biểu hiện.

Bác sĩ có thể khuyên bạn ăn những nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B hoặc có thể sẽ phải bổ sung đường uống bằng các thực phẩm chức năng, thuốc chứa vitamin B.

Nếu tình trạng nghiêm trọng khi thiếu vitamin nhóm B, ví dụ như thiếu B12 dẫn đến thiếu máu ác tính trầm trọng có thể sẽ phải tiêm tĩnh mạch trong vài tuần cho đến khi các bất thường huyết học được điều chỉnh.

Phòng ngừa thiếu vitamin B

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu vitamin B

>>>>>Xem thêm: Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Để duy trì sức khỏe, hầu hết mọi người không cần phải uống thuốc bổ sung để có đủ vitamin B. Chỉ cần cung cấp chúng bằng cách ăn đa dạng thực phẩm. Có rất nhiều loại thực phẩm chứa các vitamin nhóm B, bạn nên cố gắng ăn uống đầy đủ:

– Các loại thịt, trứng, sữa

– Ngũ cốc, hạt

– Trái cây

– Rau

Nếu bạn không ăn thịt, trứng hoặc sữa,…bạn vẫn có thể nhận được các vitamin nhóm B từ thực phẩm bổ sung hoặc men dinh dưỡng để giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt.

Bổ sung bằng viên uống chỉ là biện pháp cuối cùng nếu bạn không thể nhận được vitamin B thông qua chế độ ăn uống hằng ngày hoặc nếu bạn có một số tình trạng sức khỏe cần sử dụng thực phẩm bổ sung. Các chất bổ sung không kê đơn thường có thể điều trị hoặc ngăn ngừa sự thiếu hụt. Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra trước khi bổ sung vitamin.

Hy vọng bài viết giúp bạn có những thông tin bổ ích về việc thiếu vitamin nhóm B, hãy cố gắng ăn uống đầy đủ để phòng ngừa thiếu các loại vitamin quan trọng này.

Nguồn: healthline, msdmanuals

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Các loại thức ăn chứa nhiều multivitamin

>>>>> Các loại vitamin nhóm B. Công dụng của vitamin B với cơ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *