Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Rate this post

Nước tiểu là chất thải của các quá trình trao đổi chất trong cơ thể được thận bài tiết ra ngoài. Do vậy màu sắc của nước tiểu thể hiện tình trạng của sức khoẻ nói chung hay hệ tiết niệu nói riêng. Cùng tìm hiểu nước tiểu đục là bệnh gì, nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác nhé!

Bạn đang đọc: Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Nguyên nhân nước tiểu đục

Nguyên nhân phổ biến nhất của nước tiểu đục là do tính kiềm của nước tiểu. Nồng độ axit – kiềm trong nước tiểu bình thường có pH nằm trong khoảng từ 4,5 đến 8. Nếu nước tiểu có pH từ 8 hoặc cao hơn là có tính kiềm (cơ bản), chính độ kiềm cao khiến nước tiểu đục.

Các nguyên nhân khác có thể gây ra nước tiểu đục bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Cơ thể thiếu nước, mất nước.
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).
  • Viêm âm đạo.
  • Viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận.
  • Bệnh tiểu đường hoặc tổn thương thận do bệnh tiểu đường.
  • Chế độ ăn.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

pH kiềm là nguyên nhân gây đục nước tiểu

Dấu hiệu nước tiểu đục

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, trong. Nước tiểu đục thì có màu trắng đục đến vàng nhạt so với màu vàng rơm bình thường. Bệnh nhân nhìn bằng mắt thường có thể thấy ngay tương tự màu nước vo gạo, chất đục này có thể do tiểu ra phosphate, tiểu mủ hoặc tiểu dưỡng chấp.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Dấu hiệu của nước tiểu đục

Nước tiểu đục là bệnh gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của nước tiểu đục. Điều này thường xuất phát từ việc rò rỉ mủ và máu vào đường tiết niệu, hoặc cũng có thể là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu do cơ thể đang cố gắng loại bỏ vi khuẩn xâm nhập.

Các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu có thể bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau, buốt trong khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi.
  • Đau bụng, xương chậu hoặc lưng.
  • Nước tiểu có máu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Hoặc nếu không được điều trị, có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Nước tiểu đục là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu

Mất nước

Mất nước là tình trạng nước đi ra khỏi cơ thể nhiều hơn lượng nước đi vào, chính điều này dẫn đến nước tiểu đục. Đặc biệt, trẻ em và người lớn tuổi có nguy cơ mất nước cao hơn người trưởng thành.

Hơn nữa, mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm hơn như rối loạn điện giải, mất ý thức hoặc có thể dẫn đến tử vong.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Tiểu đục là biểu hiện của mất nước

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là một căn bệnh được truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục. Một số nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thông thường như bệnh lậu và Chlamydia có thể gây ra nước tiểu đục.

Khi mắc bệnh này thì hệ thống miễn dịch tạo ra các tế bào bạch cầu, do đó các tế bào này sẽ trộn lẫn với nước tiểu khi đi vệ sinh gây ra nước tiểu đục.

Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của STI là sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Hơn nữa, xét nghiệm định kì hoặc khi có dấu hiệu bất thường có thể giúp mọi người được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Bệnh Chlamydia gây nhiễm trùng lây qua đường sinh dục

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là viêm bộ phận sinh dục nữ hoặc có thể là vùng xung quanh âm hộ và có thể dẫn đến nước tiểu đục. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm âm đạo là nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng vi rút hoặc nấm cũng có thể gây ra bệnh này.

Trong một số trường hợp, cơ thể dị ứng với các thành phần trong xà phòng, chất tẩy rửa, chất làm mềm vải hoặc các sản phẩm khác. Những phản ứng này có thể gây viêm ở âm đạo và âm hộ mà không phải do nhiễm trùng.

Khi có các dấu hiệu của viêm âm đạo như ngứa rát, ra khí hư, dịch màu bất thường, có mùi, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân gây viêm, từ đó đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Viêm âm đạo là nguyên nhân gây nước tiểu đục

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là tuyến tiền liệt bị viêm gây nhiễm trùng hoặc sưng có thể gây ra nước tiểu đục.

Các triệu chứng khác của viêm tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Đau khi xuất tinh.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Nước tiểu có máu hoặc sẫm màu.
  • Đau bụng dưới.
  • Đau bộ phận sinh dục.
  • Đau vùng xương chậu.

Tìm hiểu thêm: Bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì để tránh bị tai biến?

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Nước tiểu đục là biểu hiện của viêm tiền liệt tuyến

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là tình trạng mà các đơn vị thận (nephron) hoặc màng ở thận bị tổn thương. Điều này có thể gây ra sự xuất hiện của protein, máu và bọt trong nước tiểu, làm cho nước tiểu đục.

Biểu hiện của nhiễm trùng thận:

  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau lưng, vùng bụng dưới.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Mủ hoặc máu trong nước tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc đục.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Nước tiểu đục là biểu hiện của nhiễm trùng thận

Sỏi thận

Sỏi thận phát triển từ sự tích tụ của một số khoáng chất trong cơ thể. Những viên sỏi nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài, nhưng những viên sỏi lớn hơn có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu và gây nhiễm trùng. Khi đó người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Nước tiểu đục là biểu hiện của sỏi thận

Bệnh tiểu đường hoặc tổn thương thận do bệnh tiểu đường

Đôi khi bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận tiểu đường là nguyên nhân cơ bản gây ra nước tiểu đục. Khi bị tiểu đường, cầu thận bị suy giảm chức năng khiến các chất đào thải qua đường tiết niệu, mà không thể xử lý kịp nên tích tụ trong nước tiểu gây nên tình trạng nước tiểu đục.

Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường cuối cùng có thể dẫn đến suy thận. Nếu đang mắc bệnh tiểu đường hoặc gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, thì người bệnh nên thăm khám bác sĩ để tránh các biến chứng.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Nước tiểu đục là biểu hiện của đái tháo đường

Chế độ ăn uống và dùng thuốc

Một số thực phẩm bạn ăn có thể gây ra nước tiểu đục vì nó làm tăng mức độ kiềm nước tiểu. Nếu một người tiêu thụ một lượng lớn phốt pho, thì thường người đó sẽ có nước tiểu đục do thận cố gắng lọc khoáng chất dư thừa ra khỏi máu.

Các loại thực phẩm sau đây chứa phốt pho: Sản phẩm bơ sữa, thịt, hải sản, các loại hạt và hạt giống, đậu, nước cam, củ cải đường, măng tây… Ngoài ra, ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu dễ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn.

Một số thuốc uống cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục như: Thuốc điều trị đái tháo đường, Vitamin B, vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

Chế độ ăn uống có thể gây đục nước tiểu

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chỉ định làm một xét nghiệm gọi là tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra các thành phần trong nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh hoặc các xét nghiệm khác để hiểu rõ hơn về vấn đề sức khỏe của bạn.

Nước tiểu đục là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên cảnh giác

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Atra Pharmaceuticals của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Xét nghiệm các chỉ số nước tiểu để chẩn đoán bệnh

Các bệnh viện uy tín

Nếu bản thân gặp phải tình trạng nước tiểu đục hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khoa Thận – Tiết niệu của một số bệnh viện uy tín trong khu vực. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện sau:

  • Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Y Dược TP.HCM Hồ Chí Minh, bệnh viện Bình Dân,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hữu Nghị,…

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về nước tiểu đục và dấu hiệu của chúng. Nếu thấy thông tin hữu ích hay chia sẻ đến cho người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Medicalnewstoday, Healthline, Clevelandclinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *