Đôi khi bạn sẽ có cảm giác rát, nóng lưỡi đặc biệt sau khi uống đồ uống quá nóng như cà phê hay sữa nóng. Vậy rát lưỡi là bệnh gì và những nguyên nhân nào gây rát lưỡi. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Rát lưỡi là bệnh gì? 5 nguyên nhân gây rát lưỡi, khô miệng kéo dài
Contents
Hội chứng bỏng rát miệng (BMS)
Hội chứng bỏng rát miệng (Burning Mouth Syndrome) là tình trạng bỏng rát vùng miệng liên tục một cách mãn tính hoặc tái phát nhưng không rõ nguyên nhân thực thể rõ ràng. Cảm giác khó chịu này có thể ảnh hưởng đến lưỡi, nướu, môi, vòm miệng hoặc toàn bộ khoang miệng của bạn.
Ngoài cảm giác bỏng rát lưỡi, BMS có thể kèm theo một số triệu chứng khác như khô miệng, thay đổi vị giác, tăng sự nhạy cảm với thức ăn cay, chua, ngứa ran hay tê trong miệng.
Hội chứng bỏng rát miệng
Thiếu hụt vitamin B
Việc thiếu hụt một số vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 (cobalamin) có thể gây ra tình trạng rát lưỡi. Các vitamin B đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các dây thần kinh và mô được khỏe mạnh, kể cả trong miệng.
Khi cơ thể bị thiếu các vitamin nhóm này có thể dẫn đến tổn thương và viêm dây thần kinh, gây ra cảm giác nóng rát hoặc ngứa trong miệng.
Một số triệu chứng khác có thể gợi ý việc bạn đang thiếu vitamin nhóm B như: khô miệng, tổn thương da, các vấn đề về mắt, mệt mỏi, yếu cơ, thiếu máu,….
Vitamin nhóm B rất quan trọng để phòng ngừa rát lưỡi
Nấm miệng (Nhiễm nấm Candida)
Nấm miệng (nấm lưỡi) cũng là một nguyên nhân có thể gây tình trạng rát lưỡi của bạn. Đây là tình trạng nấm Candida Albicans tích tụ trên niêm mạc miệng của bạn. Bệnh gây ra các tổn thương màu trắng kem, thường là trên lưỡi hoặc ở má trong của bạn. [1]
Những triệu chứng nhiễm nấm miệng Candida có thể bao gồm: các tổn thương trắng của lưỡi, má trong, nứt và đỏ khóe miệng, mất vị giác, chảy máu nhẹ khi tổn thương bị cọ xát,…
Nấm Candida là một nguyên nhân có thể gây rát lưỡi
Ăn thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều axit
Thức ăn cay, nóng, chứa nhiều axit có thể gây bỏng rát, khó chịu ở miệng, lưỡi. Sức nóng từ thức ăn cay có thể gây bỏng rát ở lưỡi hay mô nhạy cảm ở miệng. Trong khi axit trong các thực phẩm như trái cây họ cam chanh, thực phẩm lên men có thể gây kích ứng và viêm các mô.
Hạn chế thức ăn cay, nóng và nhiều axit có thể giảm tình trạng rát lưỡi của bạn
Khô miệng
Khô miệng xảy ra khi giảm việc sản xuất nước bọt. Nước bọt lại có vai trò giữ ẩm và bảo vệ miệng, lưỡi, nếu không đủ nước bọt thì vùng họng miệng sẽ bị khô, dễ bị kích ứng và bỏng rát hơn.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số LDL-C trong máu là gì? LDL bình thường là bao nhiêu?
Khô miệng sẽ càng làm tăng nguy cơ xuất hiện rát lưỡi
Khi nào gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Trong một số trường hợp, tình trạng bỏng rát lưỡi có thể đau đớn đến mức các biện pháp khắc phục tại nhà không giúp giảm đau. Nếu xuất hiện một các dấu hiệu:
- Vết loét, mảng trắng xuất hiện trong vòm miệng của bạn.
- Sốt cao.
- Xuất hiện vết bỏng, loét tồn tại lâu ngày.
- Bạn gặp khó khăn khi nuốt.
Sốt cao là một dấu hiệu bạn cần gặp bác sĩ khi đang rát lưỡi
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán tình trạng rát lưỡi sẽ không dựa vào một xét nghiệm đặc hiệu nào. Thay vào đó, bác sĩ sẽ cố gắng tìm nguyên nhân rát lưỡi qua:
- Xem tiền sử bệnh và sử dụng thuốc của bạn.
- Nhìn một cách tổng quát miệng của bạn.
- Hỏi bạn một số câu hỏi để mô tả về triệu chứng, thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng của bạn,…
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm sức khỏe tổng quát như:
- Xét nghiệm máu: công thức máu, chỉ số viêm (CRP),…
- Xét nghiệm dị ứng: kiểm tra cơ thể có phản ứng với một số dị nguyên thường gặp như bụi nhà, nấm, lông chó mèo, tôm, cua,….
- Xét nghiệm tình trạng trào ngược dạ dày (GERD): xét nghiệm nội soi dạ dày, mô bệnh học,…
Việc hỏi bệnh là rất quan trọng để bác sĩ xác định chẩn đoán rát lưỡi
Các bệnh viện đa khoa uy tín
Một số bệnh viện đa khoa uy tín để bạn có thể đến kiểm tra tình trạng rát lưỡi của mình:
- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108,…
>>>>>Xem thêm: Saccharin là gì? Vai trò của saccharin đối với sức khỏe và đời sống
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin hữu ích về tình trạng rát lưỡi và những nguyên nhân của bệnh. Nếu thấy thông tin bổ ích hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Healthline, Mayoclinic, Tuasaude