Selen là một trong các khoáng chất vi lượng, có tác dụng ngăn chặn các rối loạn trong cơ thể và chống oxy hóa. Ngoài những tác dụng trên thì selen có giúp giảm cân hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!
Bạn đang đọc: Selen có giúp giảm cân không?
Contents
Selen là gì?
Selen có tên gọi đầy đủ là Selenium, một khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể được cung cấp thông qua chế độ ăn uống, thành phần của hơn 20 loại selenoprotein – đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh sản, chuyển hóa hormon tuyến giáp, tổng hợp DNA, chống oxy hóa và hỗ trợ chống nhiễm trùng.
Selen chủ yếu được tìm thấy ở tuyến giáp, hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư…
Selen đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa hormon tuyến giáp
Hiệu quả giảm cân của selen
Thực phẩm bổ sung selen
Thiếu hụt selen có nguy cơ cao khiến tuyến giáp hoạt động bất thường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung selen sẽ giúp cải thiện các chức năng tuyến giáp ở những người mắc bệnh suy giáp nhẹ và bệnh tuyến giáp tự miễn[1]. Các thực phẩm bổ sung selen cũng có thể có lợi cho người có chức năng tuyến giáp bình thường.
Một nghiên cứu khác, dùng 240 mcg selen cho 37 người trưởng thành bị thừa cân kết hợp với chế độ ăn hạn chế calo hàng ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy nhóm người này giảm cân nhiều hơn so với nhóm người không bổ sung selen[2].
Những người dùng thực phẩm bổ sung selen hàng ngày cũng giảm được nhiều lượng mỡ hơn và nồng độ leptin thấp hơn, đây là một loại hormon giúp điều chỉnh việc tích trữ chất béo.
Nhu cầu dinh dưỡng (RDA) khuyến nghị mức tiêu thụ selen dành cho người trưởng thành là 55 mcg mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần lượng selen nhiều hơn so với người bình thường là 60 mcg. Ở trẻ em nồng độ khuyến cáo thay đổi theo độ tuổi[3].
Bổ sung selen sẽ giúp cải thiện các chức năng tuyến giáp
Thực phẩm chứa selen
Selen là một khoáng chất tự nhiên xuất hiện trong đất và nước. Nó được chuyển sang cây cỏ và sau đó đi khắp hệ thống thực phẩm. Do đó, nó có sẵn trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên.
Một số nguồn thực phẩm chứa selen bao gồm:
Thực phẩm |
Lượng selen (mcg) |
% giá trị hàng ngày |
1 quả hạch Brazil |
98 |
140 |
85 gam cá ngừ vây vàng |
92 |
167 |
85 gam cá bơn |
47 |
85 |
85 gam ức gà |
22 |
40 |
1 cốc (210 gam) phô mai tươi ít béo |
20 |
36 |
1 cốc (195 gam) gạo lứt |
19 |
35 |
1 cốc (198 gam) đậu lăng |
6 |
11 |
1 quả trứng lớn |
15 |
27 |
1 lát bánh mì nguyên hạt |
13 |
24 |
1 bát bột yến mạch nấu chín |
13 |
24 |
Hạt hạnh nhân Brazil là một nguồn khoáng chất nổi bật của selen. Chỉ ăn hai hạt mỗi ngày có thể tăng hàm lượng selen trong máu nhiều hơn so với việc dùng bổ sung selen[4]. Mặt khác, các thực phẩm được đóng gói sẵn thường chứa ít selen hơn[5].
Một nghiên cứu trên 3.200 người tiêu thụ ít selen từ chế độ ăn uống, thường có chỉ số BMI cao hơn. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng nếu bổ sung thêm 1 mcg/kg/ngày selen trong chế độ ăn hàng ngày sẽ tương ứng với việc giảm 3 – 6 % lượng mỡ trong cơ thể[6].
Selen có trong nhiều loại thực phẩm, cần lập kế hoạch cho một chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý sẽ mang lại cho bạn những lợi ích giảm cân tương tự như việc dùng thực phẩm bổ sung.
Selen có nhiều trong các loại hạt Brazil, cá ngừ, cá bơn, trứng…
Cách bổ sung selen để hỗ trợ giảm cân
Trước khi bổ sung selen, bạn cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nếu chỉ chọn bổ sung selen, hãy đảm bảo kiểm tra xem chất dinh dưỡng này có được thêm vào bất kỳ bổ sung nào khác bạn đang sử dụng không. Thông thường selen được thêm vào trong các thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất. Theo một nghiên cứu gần đây, liều lượng an toàn khi sử dụng selen là khoảng 100 – 200 mcg mỗi ngày[3].
Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng, bạn có thể ăn hai quả hạch Brazil mỗi ngày, chúng sẽ cung cấp lượng tương tự. Vì những loại hạt này cũng giàu khoáng chất và chất béo lành mạnh sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe khác cho bạn[7]. Cần lưu ý rằng, hàm lượng selen trong các loại hạt Brazil rất cao, tránh ăn nhiều hơn 5 loại hạt Brazil mỗi ngày, các loại hạt này chứa khoảng 400 mcg selen.
Nhu cầu khuyến nghị dùng selen cho từng độ tuổi:
Tuổi | Nam | Nữ | Phụ nữ có thai | Phụ nữ cho con bú |
0 – 6 tháng tuổi | 45 mcg | 45 mcg | ||
7 – 12 tháng tuổi | 60 mcg | 60 mcg | ||
1 – 3 tuổi | 90 mcg | 90 mcg | ||
4 – 8 tuổi | 150 mcg | 150 mcg | ||
9 – 13 tuổi | 280 mcg | 280 mcg | ||
14 -18 tuổi | 400 mcg | 400 mcg | 400 mcg | 400 mcg |
> 18 tuổi | 400 mcg | 400 mcg | 400 mcg | 400 mcg |
Sữa mẹ, sữa bột và thực phẩm là nguồn cung cấp selen duy nhất dành cho trẻ sơ sinh.
Tìm hiểu thêm: Lá sen có tác dụng gì? Đối tượng nên lưu ý khi sử dụng
Cần có một chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng trước khi bổ sung selen
Lưu ý khi sử dụng selen để giảm cân
Để selen có thể hoạt động tốt nhất trong cơ thể, bạn cần bổ sung selen với liều lượng an toàn ở mức 400 mcg mỗi ngày[3].
Nếu thường xuyên bổ sung selen liều lượng cao ngoài chế độ ăn giàu selen, bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm độc. Trong trường hợp nhiễm độc selen nghiêm trọng có thể gây suy thận hoặc suy tim.
Các triệu chứng cho thấy bạn đang bổ sung quá nhiều selen bao gồm rụng tóc, móng tay giòn, có vị kim loại trong miệng và hơi thở có mùi tỏi… Có thể có các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy…[3]
Ngoài ra, ngộ độc selen do dùng thực phẩm bổ sung bị dán nhãn sai đã được báo cáo. Năm 2008, một sản phẩm được dán nhãn chứa 200 mcg selen mỗi 30 ml, thực tế được phát hiện có chứa gấp 200 lần con số được dán nhãn[8].
Các triệu chứng có thể gặp phải khi bổ sung selen bao gồm tiêu chảy, mệt mỏi, rụng tóc và đau khớp. Trong số những người bị rụng tóc, 18% bị rụng toàn bộ tóc trên đầu.[9]
Một số thuốc gây tương tác với selen bao gồm:
- Thuốc hóa trị (Cisplatin): có thể làm giảm lượng selen trong cơ thể.
- Thuốc chống đông máu: tăng khả năng bầm tím và chảy máu do selen có thể làm chậm quá trình đông máu.
- Thuốc an thần (Barbiturat): selen có thể làm chậm quá trình phân hủy thuốc.
- Niacin và simvastatin: selen làm giảm tác dụng của thuốc.
- Thuốc ức chế miễn dịch: selen gây tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Thuốc tránh thai có thể làm tăng nồng độ selen trong máu.
Hướng dẫn chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:
- Nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa, sữa chua), phô mai không béo và ít béo, dầu.
- Nhiều loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc (như thịt bò, thịt heo), gia cầm, trứng, hải sản, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, hạt và các sản phẩm từ đậu nành.
- Hạn chế các thực phẩm, đồ uống có nhiều đường, chất béo bão hòa và Natri.
- Hạn chế đồ uống có cồn.[10]
Nôn mửa là một triệu chứng cho thấy bạn đang bổ sung quá nhiều selen
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về việc sử dụng selen giúp giảm cân và cách sử dụng selen hiệu quả. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn muốn sử dụng selen. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!
elenium Supplementation, Body Mass Composition, and Leptin Levels in Patients with Obesity on a Balanced Mildly Hypocaloric Diet: A Pilot Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7275228/
Selenium
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Selenium-HealthProfessional/
Brazil nuts: an effective way to improve selenium status
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18258628/
Processed and ultra-processed foods are associated with high prevalence of inadequate selenium intake and low prevalence of vitamin B1 and zinc inadequacy in adolescents from public schools in an urban area of northeastern Brazil
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6892533/
Significant Beneficial Association of High Dietary Selenium Intake with Reduced Body Fat in the CODING Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4728638/
Brazil nuts: Nutritional composition, health benefits and safety aspects
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28888463/
Acute Selenium Toxicity Associated With a Dietary Supplement
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3225252/
Acute Selenium Toxicity Associated With a Dietary Supplement
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3225252/
Selenium
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Selenium-HealthProfessional/#h17
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 12 dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ bạn cần chú ý