Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm nhưng đặc biệt bùng phát mạnh vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11. Cùng tìm hiểu sốt xuất huyết có nguy hiểm không qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Các biến chứng sốt xuất huyết
Contents
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, bệnh sốt xuất huyết có thể rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Đây được gọi là sốt xuất huyết nặng hoặc sốt xuất huyết Dengue nặng.
Những người đã từng mắc bệnh sốt xuất huyết trước đây được cho là có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng nhất nếu họ bị nhiễm lại.
Sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi
Các biến chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thể nặng
Bệnh nhân bước vào giai đoạn nặng thường khoảng 3 đến 7 ngày sau khi phát bệnh. Trong giai đoạn quan trọng đó, một phần nhỏ bệnh nhân có thể có các triệu chứng xấu đi đột ngột.
Sốt xuất huyết nặng là một biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong do rò rỉ huyết tương, tích tụ dịch, chảy máu nghiêm trọng, suy hô hấp hoặc suy cơ quan.
Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm:
- Đau bụng nặng.
- Nôn mửa liên tục.
- Thở nhanh.
- Chảy máu mũi, răng hoặc nướu.
- Mệt mỏi, bồn chồn.
- Gan to, đau.
- Nôn hoặc đại tiện ra máu.
Nếu có các triệu chứng này, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao trong vòng 1 đến 2 ngày tiếp theo, tránh biến chứng và nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, việc giám sát chặt chẽ cũng nên được thực hiện trong suốt giai đoạn dưỡng bệnh.
Sốt cao, mệt mỏi là tình trạng thường gặp ở người nhiễm sốt xuất huyết
Các biến chứng khác của sốt xuất huyết
- Bệnh não: Trong những năm gần đây, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể gặp các biến chứng thần kinh trên diện rộng. Bệnh não Dengue có thể do phù não, xuất huyết não, hạ natri máu, thiếu oxy, suy gan và thận. Theo các nhà nghiên cứu, biến chứng thần kinh xảy ra trong 0,5 – 6% các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Tất cả họ đều bị sốt, nhức đầu và đau cơ dữ dội trong 2-3 ngày đầu tiên. Sau đó xuất hiện các cơn co giật và thay đổi tri giác. [1]
- Viêm não tủy lan tỏa cấp tính: Trong vài năm gần đây, hiếm hoi vài trường hợp viêm não tủy lan tỏa cấp tính liên quan đến bệnh sốt xuất huyết đã được báo cáo. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, giảm tiểu cầu sau đó là chứng liệt nửa người cấp tính. Nguyên nhân có thể do virus Dengue xâm nhập trực tiếp vào tủy sống, gây viêm tủy.
- Co giật: Co giật do sốt thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và hầu hết gặp trong khoảng 24 giờ đầu khởi phát sốt. Bệnh nhân có thể bị run toàn thân, rung giật nhãn cầu, rung giật cơ dọc trục lặp đi lặp lại, mất điều hòa dáng đi,…
- Tổn thương gan: Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tăng men gan từ nhẹ đến trung bình nhưng rất hiếm khi xảy ra biến chứng suy gan cấp và vàng da. Tổn thương gan thường biểu hiện bằng sự gia tăng nồng độ alanin aminotranferase và aminotransferase aspartate, nồng độ albumin thấp và các thông số đông máu bị rối loạn.
- Các biến chứng hiếm gặp khi nhiễm virus sốt xuất huyết như: viêm phổi, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng,…
Tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường có di truyền không? Sàng lọc gen như thế nào?
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi bị sốt xuất huyết thể nhẹ bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng. Tuy nhiên khi có các biểu hiện của các biến chứng nặng, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay.
Nếu ở trong các trường hợp sau và có xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sốt xuất huyết bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám:
- Bệnh nhân sống một mình.
- Nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng.
- Trẻ sơ sinh.
- Gia đình không thể theo dõi bệnh nhân sát sao.
- Người thừa cân, béo phì.
- Phụ nữ có thai.
- Người trên 60 tuổi.
- Người mắc bệnh mạn tính.
Bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng cần phải được chăm sóc y tế
Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
Một số phương pháp có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiễm sốt xuất huyết. Các mẫu bệnh phẩm thu thập được thường được xét nghiệm bằng cả hai phương pháp dưới đây:
- Phương pháp phân lập virus: Virus có thể được phân lập từ máu trong vài ngày đầu nhiễm bệnh. Phương pháp phản ứng chuỗi polymerase-polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) được coi là chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu thiết bị chuyên dụng và đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản. Virus cũng có thể được phát hiện bằng cách thử nghiệm một protein do virus tạo ra, được gọi là NS1. Xét nghiệm này tương đối nhanh, có sẵn và chỉ mất khoảng 20 phút để xác định kết quả, đồng thời không yêu cầu kỹ thuật hoặc thiết bị phòng thí nghiệm chuyên dụng.
- Phương pháp huyết thanh học: Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym (ELISA), có thể xác nhận bệnh nhân đã từng nhiễm bệnh bằng việc phát hiện các kháng thể chống sốt xuất huyết. Kháng thể IgM có thể phát hiện được khoảng 1 tuần sau khi nhiễm và vẫn có thể phát hiện được trong khoảng 3 tháng.
>>>>>Xem thêm: Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? 13 tác dụng của hạt chia
Các bệnh viện điều trị sốt xuất huyết uy tín
- Tại TP HCM: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện quận,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sốt xuất huyết, các biến chứng khi bị sốt xuất huyết. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẻ bài viết này nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Pubmed, Who, NHS