Trong dân gian, khi cơ thể bị thương họ thường lấy nghệ đắp lên để hạn chế lên sẹo, mau lành vết thương. Vậy sử dụng nghệ để trị sẹo có thật sự hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Sử dụng nghệ trị sẹo có thật sự hiệu quả không?
Contents
Sẹo là gì?
Sẹo là một phần của quá trình lành da sau khi bị tổn thương. Nó là một dạng của mô liên kết có thể xuất hiện khi mô da bị thay đổi trong quá trình phục hồi tự nhiên hoặc do phẫu thuật. Sẹo có thể mang đến sự thay đổi về màu sắc, độ đàn hồi và cấu trúc của da.[1]
Sẹo là một phần của quá trình lành da sau khi bị tổn thương
Sử dụng nghệ trị sẹo có thật sự hiệu quả không?
Một nghiên cứu năm 2006 vai trò của curcumin trong nghệ đối với những thay đổi về đặc tính của collagen và đặc tính chống oxy hóa trong quá trình chữa lành vết thương trên da ở chuột. Kết quả đã chứng minh được rằng curcumin làm tăng sinh tế bào và tổng hợp collagen tại vị trí vết thương, từ đó các vết thương được điều trị bằng curcumin chữa lành nhanh hơn nhiều được xác nhận bằng các xét nghiệm mô bệnh học.
Ngoài ra, điều trị bằng curcumin được chứng minh là có khả năng đẩy nhanh quá trình lành vết thương bởi đặc tính chống oxy hóa của chúng.
Một nghiên cứu khác về tác động của kem nghệ đối với việc chữa lành vết thương do sinh mổ, đã đưa ra kết luận rằng nghệ có hiệu quả trong việc chữa lành vết thương của ca mổ nhanh hơn.
Đồng thời, việc sử dụng nghệ được gợi ý để giảm các biến chứng của vết thương do sinh mổ, hạn chế hình thành sẹo bằng cách cải thiện sự sản sinh collagen, tăng mật độ mạch máu và nguyên bào sợi trong vết thương để cải thiện tổng thể quá trình lành vết thương.[2][3][4]
Curcumin trong nghệ có khả năng làm lành vết thương nhanh bởi tính chống oxy hóa
Các cách sử dụng nghệ để trị sẹo
Sử dụng nghệ tươi nguyên chất
Nghệ tươi chứa cucurmin có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp sẹo và vết thương mau lành hơn. Cách sử dụng nghệ để trị sẹo như sau:
- Bước 1: Rửa sạch 1 – 2 củ nghệ dưới vòi nước sạch để loại bỏ đất, chất bẩn.
- Bước 2: Gọt vỏ và giã nhuyễn hoặc cắt từng lát nghệ.
- Bước 3: Lấy lát nghệ chà nhẹ lên vết sẹo hoặc lấy tăm bông thấm nước nghệ vừa giã thoa lên vết thương.
- Bước 4: Để yên trong 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Nghệ tươi có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp sẹo lành nhanh
Sử dụng nghệ tươi trộn với mật ong
Curcumin trong nghệ có tính chất chống vi khuẩn và kích thích sự sản xuất collagen, trong khi mật ong chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình tái tạo tế bào. Cách trị sẹo bằng nghệ tươi và mật ong như sau:
- Bước 1: Rửa sạch 1 củ nghệ tươi, giã nát hoặc xay nhuyễn nghệ.
- Bước 2: Sau đó lấy nước nghệ cho vào chén và thêm 1 muỗng cà phê mật ong, trộn đều đến khi hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 3: Dùng tăm bông thấm hỗn hợp bôi lên vùng da bị sẹo.
- Bước 4: Để yên trong 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Nghệ tươi và mật ong có tính kháng khuẩn, làm lành sẹo nhanh
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nghệ
Phản ứng dị ứng
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy mặc dù curcumin trong nghệ là một chất chống viêm nhưng vẫn có thể gây dị ứng khi tiếp xúc. Do đó, một số người có thể bị viêm da dị ứng (một loại phản ứng dị ứng) khi bôi nghệ, các triệu chứng cụ thể như
- Da khô, rạn, phồng rộp.
- Ngứa và hình thành những mảng da đỏ.
Nếu viêm da là do phản ứng với các chất kích thích mạnh, triệu chứng sẽ xuất hiện sau vài giờ bao gồm:
- Ngứa và châm chích.
- Sưng, nóng, đỏ, đau.
- Mọc mụn nước.
Nếu có một số triệu chứng dưới đây, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám:
- Ngứa miệng.
- Phát ban.
- Hụt hơi.
- Đau họng.
- Đau ngực.
- Da xanh, nhợt nhạt.
- Nôn mửa.[5]
Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý
Một số người có thể bị phát ban trên da do dùng nghệ
Tương tác thuốc
Curcumin làm tăng cường tác động chống đông máu, do đó việc sử dụng nó cùng lúc với thuốc chống đông máu như warfarin có thể tăng nguy cơ chảy máu. Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ.[5]
Curcumin tương tác với thuốc chống đông máu
Gây thiếu sắt
Nghệ có khả năng hấp thu sắt trong ruột, điều này có lợi với những người có hàm lượng sắt cao nhưng nó có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở những người khác.
Nghiên cứu năm 2019 báo cáo rằng một người đã xuất hiện các dấu hiệu thiếu sắt sau khi dùng 6 viên chiết xuất nghệ/ngày trong vài tháng. Các triệu chứng giảm trong vòng 2 tuần sau khi ngừng sử dụng sản phẩm từ nghệ.[5]
Nghệ có khả năng hấp thu sắt trong ruột gây thiếu máu
Lưu ý khi sử dụng nghệ trị sẹo
Mặc dù khả năng trị sẹo của nghệ rất tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách nó có thể gây ra nhiều tác hại. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi dùng nghệ trị sẹo:
- Chú ý đến liều lượng nghệ và sự tương tác của nó với các loại thuốc bạn đang dùng.
- Nghệ có sinh khả dụng thấp nên quá trình trao đổi chất bị đốt cháy nhanh chóng và cơ thể không hấp thụ được nhiều.
- Sử dụng một liều lượng nhỏ bột nghệ để kiểm tra phản ứng của cơ thể rồi mới tăng liều dần.
- Khi thoa lên da, nghệ có thể khiến da bị vàng hoặc để lại cặn màu vàng tạm thời trên da. Đây là biểu hiện bình thường, nhưng nếu bạn dễ bị dị ứng, việc tiếp xúc trực tiếp nghệ với da có thể gây kích ứng, sưng tấy và mẩn đỏ.
- Tốt nhất, bạn nên thử thoa một ít nghệ lên cổ tay và đợi 24 – 48 giờ xem có phản ứng gì không. Ngoài ra, bạn không nên bôi nghệ lên da nếu bị dị ứng với các loại gia vị trong thức ăn.
- Rửa mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa các thành phần gây kích ứng.
- Đảm bảo sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa chất gây kích ứng.
- Hạn chế chà xát da để tránh tình trạng mụn viêm nhiễm và tăng sinh nhiều hơn.
- Tránh nặn mụn vì có thể dẫn đến sẹo và làm chậm quá trình lành vết thương.[6][7]
Bạn không nên dùng quá nhiều nghệ một lúc
Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích về tác dụng của nghệ trong trị sẹo. Nghệ có khả năng trị sẹo nhưng bạn nên lưu ý cách dùng sao cho đúng để đem lại lợi ích tốt nhất.
Curcumin improves wound healing by modulating collagen and decreasing reactive oxygen species
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16770527/
Is it effective?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/turmeric-for-acne#efficacy
The Impact of Turmeric Cream on Healing of Caesarean Scar
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4909076/
Can turmeric treat acne?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/turmeric-for-acne#safety
Can turmeric treat acne?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/turmeric-for-acne#consumption
Turmeric for Skin: Benefits and Risks
https://www.healthline.com/health/turmeric-for-skin#may-help-other-skin-conditions
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế