Vitamin C mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch nhưng nếu sử dụng thừa vitamin C thì có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu 6 dấu hiệu nhận biết khi thừa vitamin C qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Thừa vitamin C gây bệnh gì? 6 dấu hiệu nhận biết khi thừa vitamin C
Contents
Tác dụng của vitamin C đối với cơ thể
Vitamin C là chất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, L-Carnitine, một số chất dẫn truyền thần kinh và chuyển hóa protein khác. Vì vậy, Vitamin C đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Chống lại quá trình oxy hóa.
- Tăng khả năng hấp thu sắt.
- Tăng sự dẻo dai của mạch máu.
Vitamin C có vai trò rất quan trọng với hệ thống miễn dịch của cơ thể
Thừa vitamin C gây bệnh gì?
Quá nhiều vitamin C có thể gây rối loạn tiêu hoá
Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc hấp thụ nhiều vitamin C là rối loạn tiêu hoá. Tình trạng này thường không xảy ra khi bạn ăn thực phẩm chứa vitamin C mà là do bạn uống vitamin dạng chất bổ sung.
Ngoài ra, rối loạn tiêu hoá chỉ đến khi bạn sử dụng hơn 2000mg vitamin C cùng một lúc. Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá phổ biến nhất khi hấp thụ quá nhiều vitamin C là tiêu chảy và buồn nôn, ợ nóng…
Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra nếu sử dụng hơn 2000mg vitamin C cùng một lúc
Dùng vitamin C liều cao có thể gây sỏi thận
Vitamin C dư thừa sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng oxalat, một chất thải của cơ thể. Oxalat thường được bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, tuy nhiên trong một số trường hợp oxalat có thể liên kết với các khoáng chất và tạo thành tinh thể canxi oxalat gây sỏi thận (sỏi oxalat).
Vitamin C dư thừa làm tăng nguy cơ ứ đọng axit oxalat gây sỏi thận
Quá nhiều vitamin C có thể gây ứ sắt
Vitamin C được biết là có tác dụng tăng cường hấp thu sắt, đặc biệt ở người ăn chay cần bổ sung sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Một nghiên cứu dự đoán về sự hấp thu sắt trong chế độ ăn uống ở những người trưởng thành cho thấy sự hấp thu sắt tăng lên 67% khi họ uống 100mg vitamin C trong bữa ăn.[2]
Tuy nhiên, ở những người có bệnh huyết sắt tố nên thận trọng khi bổ sung vitamin C vì có thể làm tăng nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể. Đối với trường hợp này, việc bổ sung vitamin C quá mức có thể dẫn đến tình trạng thừa sắt, gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, gan, tuyến tuỵ, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương.
Vitamin C có tác dụng tăng cường hấp thu sắt gây ứ đọng sắt trong cơ thể
Thừa vitamin C có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng
Vitamin C thuộc dạng acid yếu nên khi tiêu thụ quá nhiều vitamin C, đặc biệt trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và tá tràng như kích ứng và viêm loét. Biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng thường là đau vùng thượng vị, cảm giác nóng rát sau lồng ngực, ợ chua, buồn nôn, nôn…
Vitamin C là một chất axit yếu có thể gây kích ứng và viêm loét dạ dày tá tràng
Thừa vitamin C làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gút
Vitamin C có khả năng làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khi axit uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến ứ đọng các tinh thể muối urat tại các khớp gây ra bệnh Gút. Bệnh gút có các triệu chứng như sưng, đau ở các khớp, thường gặp nhất là ở ngón chân cái.
Tìm hiểu thêm: Bị gãy xương kiêng ăn gì? 9 thực phẩm nên tránh khi bị gãy xương bạn nên biết
Vitamin C làm tăng nồng độ axit uric trong máu gây bệnh gút
Gây rối loạn dinh dưỡng
Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có thể gây ra rối loạn dinh dưỡng bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ của một số loại khoáng chất khác như vitamin B12, kẽm và đồng. Nếu tình trạng rối loạn dinh dưỡng này kéo dài có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch, thiếu máu…
Một số triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hoá
Thừa vitamin C có biểu hiện gì?
Vitamin C thực ra là một chất khá an toàn với cơ thể người, có độc tính thấp, ngay cả khi dùng liều cao thì vitamin C cũng không thực sự quá nguy hiểm. Các biểu hiện thừa vitamin C phổ biến nhất thường liên quan đến đường tiêu hóa:
- Thường xuyên buồn nôn.
- Đau quặn bụng.
- Đầy hơi.
- Tiêu chảy.
- Xuất huyết.
- Mất ngủ, mệt mỏi.
Các triệu chứng của thừa vitamin C liên quan chủ yếu đến đường tiêu hóa
Cách phòng tránh việc thừa vitamin C
Liều khuyên dùng của vitamin C
Vì vitamin C hoà tan trong nước và cơ thể bạn sẽ đào thải lượng dư thừa của nó trong vòng vài giờ sau khi tiêu thụ. Nên việc sử dụng quá liều là điều khó xảy ra. Trên thực tế chúng ta gần như không thể xảy ra tình trạng quá liều vitamin C nếu chỉ bổ sung vitamin C bằng thực phẩm tự nhiên.
Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm chức năng như viên uống hoặc viên sủi thì bạn cần phải chú ý đến liều lượng để những tác dụng không mong muốn, cụ thể:
- Nam giới: liều được khuyên dùng mỗi ngày là 90mg.
- Nữ giới: liều được khuyên dùng mỗi ngày là 75mg.
Tất cả các tác dụng phụ của vitamin C bao gồm cả rối loạn tiêu hoá và sỏi thận thường xảy ra khi sử dụng liều lượng lớn hơn 2000mg. Vậy nên, liều lớn hơn 2000mg mỗi ngày được cho là quá liều khi sử dụng vitamin C.[3]
Liều lượng vitamin C khuyến cáo khác nhau ở mỗi đối tượng
Cách phòng tránh tình trạng thừa vitamin C
Để phòng tránh tình trạng thừa vitamin C thì bạn cần lưu ý liều dùng vitamin C của mình có phù hợp độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân hay không:
- Người lớn hơn 19 tuổi: không được sử dụng quá 2000mg vitamin C mỗi ngày.
- Trẻ vị thành niên từ 14 – 18 tuổi: không sử dụng quá 1800mg vitamin C mỗi ngày.
- Trẻ 9 – 13 tuổi: không sử dụng quá 1200mg vitamin C mỗi ngày.
- Trẻ 4 – 8 tuổi: không sử dụng quá 650mg vitamin C mỗi ngày.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: không sử dụng quá 400mg vitamin C mỗi ngày.
Còn đối với những người mắc các bệnh như sỏi thận, ung thư, suy thận, thiếu men G6PD… hoặc người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc hút thuốc lá thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin C để biết được liều lượng phù hợp với mình.
Mong rằng bạn có qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về vitamin C, để tránh lạm dụng dẫn đến tác dụng không mong muốn bạn vẫn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế để biết rõ hơn liều dùng phù hợp và tốt nhất với bạn.
Prediction of dietary iron absorption: an algorithm for calculating absorption and bioavailability of dietary iron
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10799377/
Vitamin C (Ascorbic Acid) – Uses, Side Effects, And More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1001/vitamin-c-ascorbic-acid
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Phosphalugel có dùng được cho bà bầu không? 4 lưu ý khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai