Bệnh tay chân miệng là bệnh dễ lây nhiễm và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không chăm sóc phù hợp. Vì vậy, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về bệnh tay chân miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Contents
Bệnh tay chân miệng nên ăn gì?
Ăn thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa
Khi trẻ bị nổi các mụn nước trong khoang miệng và trên lưỡi, chúng thường vỡ rất nhanh và tạo ra các vết loét gây đau rát, khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống. Vì vậy, cần cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng và dễ tiêu như súp, cháo loãng, sữa để giảm bớt cảm giác đau rát, từ đó giúp trẻ ăn uống tốt hơn.
Các món cháo, súp chứa nhiều nước sẽ bù đắp lượng nước bị mất khi trẻ bị sốt và rất dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng bệnh tiêu hóa của trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi hoặc dễ bị nôn trớ. Thay vào đó, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, các bữa ăn nên cách nhau khoảng 3 giờ để trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. [2]
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn cháo để bù nước và dễ tiêu hoá
Uống nhiều nước
Để giúp giảm đau ở các vết loét, ngoài việc cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm 3 – 4 lần mỗi ngày, bố mẹ cần phải cho trẻ uống đủ nước. Trẻ nên uống nước lọc, nước trái cây, sữa, nước dừa tươi,… thường xuyên trong ngày, kể cả khi chưa khát để giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.
Nước dừa tươi cung cấp vitamin và khoáng chất, các chất điện giải và chất chống oxy hóa giúp giảm cảm giác đau trong miệng và giữ cho cơ thể trẻ luôn đủ lượng nước cần thiết để phục hồi sức khoẻ. [2]
Chế độ dinh dưỡng chú ý tăng cường sức đề kháng
- Sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là đối với hệ cơ xương. Nó giúp duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, bảo vệ mắt, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, vitamin A cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng của đường hô hấp trong suốt quá trình phục hồi sau khi trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Các nguồn thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: trứng, sữa, cá, thịt, gan lợn, bầu dục (cật), tôm, rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí,… [2]
- Lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi cho trẻ bị tay chân miệng. Bên cạnh đó, kẽm cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại sự nhiễm trùng, hỗ trợ làm lành vết thương, bảo vệ vị giác và khứu giác.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt, trứng, hàu, sò, đậu nành, hạnh nhân, rau cải, đậu nành, đậu xanh, hạnh nhân, giá đỗ, khoai lang,… Bạn có thể linh động bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống đễ hỗ trợ quá trình hồi phục cho trẻ.[2] [3] [4]
- Các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp giảm các triệu chứng bệnh và đẩy nhanh thời gian hồi phục của trẻ bị tay chân miệng.
Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: ổi, kiwi, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông,… Tuy nhiên nên tránh cho trẻ ăn trái cây họ cam quýt hoặc nước ép của chúng, vì chất a-xít trong các loại trái cây này có thể gây rát, kích ứng miệng và loét cổ họng. [2] [3] [4]
Bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì?
Các loại thực phẩm giàu arginin
L-arginine là một a-xít amin có tác dụng hỗ trợ quá trình tổng hợp protein. Tuy nhiên Arginine có thể kích thích sự sinh sản của vi-rút tay chân miệng, từ đó làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Do đó, nếu trẻ bị tay chân miệng thì nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm giàu arginine như cá hồi, trứng, sữa, sô cô la, nho khô, đậu nành, đậu phộng và các loại ngũ cốc nguyên hạt,…
Việc thường xuyên ăn các thực phẩm này trong quá trình bệnh có thể làm cho triệu chứng của trẻ bị tay chân miệng trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó chịu và kéo dài thời gian hồi phục.
Trẻ bị tay chân miệng thì nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu arginin
Các loại thức ăn cứng, cay nóng hay được nêm nếm quá mặn
Trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện các nốt ban trên niêm mạc miệng. Việc cho trẻ ăn thực phẩm cay, nóng sẽ làm cho vết loét bị kích ứng mạnh hơn, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu.
Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm có tính mát, nếu cần có thể xay nhuyễn để trẻ dễ ăn. Việc ăn uống đầy đủ và đúng cách là rất quan trọng để giúp trẻ sớm hồi phục.
Tránh ăn các thực phẩm có tính cay, nóng để giúp trẻ sớm hồi phục
Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hoà bao gồm: các đồ chiên rán, bánh quy, mỡ động vật,… Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, khiến cho da của trẻ tiết dầu nhiều hơn, làm tình trạng nốt ban trên da của bé trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, nhóm thực phẩm này thường khó tiêu hóa, khiến trẻ hấp thụ chậm và không tốt cho sức khỏe của trẻ khi đang trong quá trình bị bệnh.
Do đó, bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm này và thay vào đó là chọn những loại thực phẩm lành mạnh để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình hồi phục.
Thực phẩm chiên rán khó tiêu hoá, hấp thụ chậm và không tốt cho sức khỏe
Lưu ý khi chăm sóc người bệnh tay chân miệng
Không nên gãi hoặc chạm vào các nốt phát ban
Trẻ bị bệnh tay chân miệng không nên gãi hoặc chạm các vết ban và vết loét trên da. Bởi vì điều này sẽ khiến các vết thương trở nên nghiêm trọng hơn và dễ dàng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Nếu trẻ cảm thấy ngứa hoặc đau, bạn có thể sử dụng khăn lạnh để làm giảm cảm giác khó chịu cho bé. Bên cạnh đó, bạn cần phải đảm bảo rằng luôn giữ tay chân trẻ sạch sẽ và khô ráo để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng không nên gãi hoặc chạm các vết ban
Thường xuyên rửa tay với xà phòng
Để đảm bảo sức khỏe và tránh lây nhiễm bệnh tay chân miệng, chúng ta cần phải tuân thủ những lời khuyên sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chất khử trùng có chứa cồn để làm sạch tay.
- Hãy đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay.
- Khi ho hoặc hắt hơi, bạn nên che miệng bằng khăn giấy hoặc tay áo. Không nên dùng tay để che miệng và mũi vì vi khuẩn trên tay có thể lây lan gây bệnh cho người khác. [5]
Không đến nơi đông người
Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ học và ở nhà trong khoảng 7-10 ngày để theo dõi các biểu hiện của bệnh.
Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ không lây nhiễm bệnh tay chân miệng cho những người khác trong trường học hoặc tại những nơi đông người khác. [5] [3]
Tìm hiểu thêm: Phân biệt giữa LDL cholesterol và HDL cholesterol
Bố mẹ nên cho trẻ nghỉ học và ở nhà trong khoảng 7-10 ngày để theo dõi các biểu hiện của bệnh
Tránh tiếp xúc gần
- Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên hạn chế tiếp xúc gần với người khác để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
- Nên hạn chế cho trẻ đi đến những nơi đông người và những nơi có nguy cơ cao bị lây nhiễm.
- Không nên hôn, ôm,… những người bị bệnh để tránh lây nhiễm vi khuẩn và vi-rút.
Hạn chế cho trẻ bị tay chân miệng tiếp xúc gần với những người khác
Không nên kiêng tắm rửa
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng trẻ bị tay chân miệng cần kiêng tắm và hạn chế tiếp xúc nước để tránh ảnh hưởng đến các nốt ban. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm vì sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Trong trường hợp trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ nên giữ cho trẻ sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày với nước sạch và xà phòng. Điều này không chỉ giúp đảm bảo vệ sinh mà còn giúp làm giảm cảm giác ngứa và khô miệng, từ đó giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. [5] [3]
Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ
Quần áo nên giặt riêng
Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh tay chân miệng thì quần áo và các vật dụng khác như khăn tắm, tã lót, chăn,… phải được giặt riêng với nước nóng và xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn.
Bố mẹ nên giặt tất cả các đồ vật liên quan đến trẻ một cách riêng biệt và thường xuyên để đảm bảo vệ sinh tốt nhất cho trẻ và tránh lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. [5] [3]
Giặt riêng áo quần của trẻ để tránh lây nhiễm bệnh tay chân miệng
Không tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da
Việc sử dụng thuốc bôi ngoài da đối với bệnh tay chân miệng cần phải được hướng dẫn bởi bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế.
Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc bôi, vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Việc sử dụng thuốc bôi cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định và liều lượng được ghi trên đơn thuốc của bác sĩ. [5] [3]
>>>>>Xem thêm: Bà bầu ăn mít được không? 10 lợi ích sức khỏe và 4 tác hại với thai kỳ
Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về bệnh tay chân miệng và chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị bệnh. Bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để giúp trẻ mau chóng hồi phục. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân nhé!