Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Rate this post

Đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan thành dịch và có thể gặp ở tất cả lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện khiến việc bị đau mắt đỏ ở trẻ càng dễ dàng hơn nữa. Vì vậy, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh cũng như nguyên nhân, cách xử lý như thế nào nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm lớp màng mỏng bao phủ trên bề mặt lòng trắng và kết mạc mi mắt. Tình trạng này có thể do nhiễm trùng, kích ứng hoá chất hoặc tắc tuyến lệ khiến cho mắt có màu đỏ hoặc hồng.[1]

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm nhãn cầu và kết mạc của mắt

Biểu hiện đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh thường gặp bao gồm:

  • Ghèn mắt khiến trẻ khó mở mắt.
  • Mí mắt sưng hoặc tấy đỏ.
  • Chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
  • Trẻ cảm thấy đau, khó chịu, thường xuyên dụi mắt và quấy khóc.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.[2]

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Biểu hiện của đau mắt đỏ là đau mắt khiến trẻ khó chịu, quấy khóc

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng lây từ mẹ trong quá trình chuyển dạ

Nhiễm trùng lây từ mẹ trong quá trình chuyển dạ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ ở trẻ. Khi trẻ chào đời do quá trình đi qua ống âm đạo mà vi khuẩn từ âm đạo của người mẹ có thể lây sang mắt của trẻ gây ra nhiễm trùng. Những vi khuẩn ở âm đạo gây bệnh thường gặp là:

  • Nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis: là loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng lây từ mẹ sang trẻ gây ra tình trạng đỏ, có mủ, sưng tấy…
  • Nhiễm vi khuẩn lậu: là một biến chứng nghiêm trọng ở người mẹ mắc bệnh lậu gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh đi qua âm đạo của mẹ, vi khuẩn lậu có thể tiếp xúc với mắt của trẻ gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Nhiễm vi khuẩn, vi-rút khác: một số loại vi khuẩn và vi-rút được tìm thấy trong âm đạo của người mẹ gây viêm nhiễm kết mạc ở trẻ sơ sinh, ngay cả khi những vi khuẩn này không có khả năng lây lan qua đường tình dục.

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Nhiễm trùng lây từ mẹ trong quá trình chuyển dạ là nguyên nhân trẻ sơ sịnh bị đau mắt đỏ

Kích ứng các chất từ môi trường bên ngoài

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do tiếp xúc với các chất dị ứng hoặc dịch tiết người bệnh, chẳng hạn như:

  • Lây từ những người xung quanh: Hiện đang có dịch đau mắt đỏ do Adenovirus gây ra và có thể lan từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bệnh.
  • Khói bụi ô nhiễm, môi trường không trong lành hoặc có các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật…
  • Hóa chất như: thuốc nhỏ mắt hoặc dung dịch tẩy rửa. kem dưỡng da, sữa tắm hoặc nước bẩn bị lọt vào mắt khiến trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc.[2]

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Sữa tắm hoặc nước bẩn bị lọt vào mắt trẻ có thể gây đau mắt đỏ

Bệnh lý tắc tuyến lệ ở trẻ

Tắc tuyến lệ là tình trạng ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn, khiến nước mắt không thể thoát ra ngoài mà chảy ngược vào túi lệ gây ra tình trạng ứ đọng nước mắt gây sưng tấy, đỏ, đau mắt và có thể xuất hiện ghèn mắt.

Thông thường, tắc tuyến lệ ở trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, nếu tuyến lệ của trẻ vẫn bị tắc thì bạn cần đưa đến cơ sở y tế để can thiệp phẫu thuật làm thông tuyến lệ mà không nên tự thực hiện tại nhà. [2]

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Bệnh lý tắc tuyến lệ ở trẻ gây đau mắt đỏ ở trẻ

Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Đau mắt đỏ do vi khuẩn như lậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm trẻ bị tổn thương giác mạc hoặc thủng dẫn đến mù lòa. Bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng dưới dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ mắt hoặc thuốc uống.[1]

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhiễm độc thuỷ ngân bạn cần biết

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh

Đau mắt đỏ do vi-rút

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do vi-rút đều nhẹ, có thể khỏi sau 7 đến 14 ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể chườm ấm hoặc mát lên mắt để giảm tình trạng sưng tấy và kích ứng, đặc biệt bạn phải rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào mắt bị nhiễm khuẩn chéo.[1]

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Chườm ấm lên mắt để giảm tình trạng sưng tấy và kích ứng

Đau mắt đỏ do hoá chất

Đau mắt đỏ do sự kích ứng của các chất hoá học thường không cần điều trị mà cần loại bỏ ngay hóa chất dị ứng với mắt bé. Bố mẹ có thể rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý cho trẻ, tình trạng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày nếu giữ vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp mắt tổn thương nặng, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị y tế kịp thời. [1]

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý cho trẻ, tình trạng sẽ cải thiện sau 1 – 2 giờ

Đau mắt đỏ do tắc tuyến lệ

Khi trẻ bị đau mắt đỏ do tắc tuyến lệ, bố mẹ có thể mát-xa nhẹ nhàng ở phần giữa mắt và mũi để cải thiện tình trạng này, có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh để thông chỗ tắc và đỡ đau hơn. Tuy nhiên, trẻ sau 1 tuổi mà không hết bệnh thì bố mẹ cần đưa đến bệnh viện để điều trị.[3]

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Mát-xa nhẹ nhàng ở phần giữa mắt và mũi để cải thiện tình trạng

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có phòng ngừa được không?

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh:

  • Bố mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước khi tiếp xúc với trẻ, đặc biệt là sau khi thay tã, lau dọn nhà cửa hoặc tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ.
  • Không cho trẻ chạm tay vào mắt để tránh lây nhiễm vi khuẩn hoặc vi-rút.
  • Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% rửa mắt cho trẻ hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, gỉ mắt và vi khuẩn.
  • Khi trẻ có tiếp xúc vs người bị mắc bệnh, cần vệ sinh mắt, tay chân, thay quần áo, lau sạch môi trường và theo dõi tình trạng trẻ. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của đau mắt đỏ, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. [1]

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn sốt xuất huyết và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Không cho trẻ chạm tay vào mắt để tránh lây nhiễm vi khuẩn hoặc virus

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần trang bị đầy đủ các kiến thức về cách chăm sóc trẻ để bảo vệ sức khoẻ của trẻ tốt nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *