Câu kỷ tử là một vị thuốc bổ quen thuộc được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng vượt trội cho sức khỏe. Cùng Kenshin tìm hiểu về câu kỷ tử và điểm qua 7 lợi ích sức khỏe mà thảo dược này mang lại nhé!
Bạn đang đọc: Kỷ tử là gì? Khám phá 7 tác dụng của kỷ tử trong y học và làm đẹp
Contents
Tổng quan về câu kỷ tử
Câu kỷ tử là gì?
Câu kỷ tử thường được gọi là “kỷ tử”, trong y học kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. với dạng quả mọng có màu sắc đỏ cam tươi khi thu hái. Quê hương của loài thảo dược này bắt nguồn từ Trung Quốc và được sử dụng phổ biến qua nhiều thế hệ ở các nước Châu Á.
Từ xưa đến nay, kỷ tử được các thầy thuốc “chọn mặt gửi vàng” để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như sốt, tiểu đường, huyết áp cao và cải thiện các vấn đề về mắt do tuổi tác.
Cách sử dụng kỷ tử cũng vô cùng đa dạng, dễ dàng khi có thể ăn sống, nấu chín hay sấy khô và thảo dược còn có sự góp mặt trong các loại nước trái cây, trà thảo mộc, rượu thuốc.
Những thành phần dinh dưỡng chứa trong thảo dược câu kỷ tử
Lý do câu kỷ tử được đánh giá cao vì thảo dược này chứa một nguồn dinh dưỡng lớn với các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như:
- Chất đạm: Thành phần góp phần gia xây dựng mô và tế bào trong cơ thể con người.
- Chất béo: Chất béo lành mạnh từ kỷ giúp cơ thể có một nguồn năng lượng để hoạt động.
- Chất xơ: Một chế độ ăn tốt cho sức khỏe thì không thể bỏ qua chất xơ để giúp cho việc tiêu hoá thức ăn được dễ dàng.
- Đường: Kỷ tử cung cấp lượng đường có lợi cho sức khỏe như nguồn năng lượng dồi dào.
- Sắt: 70% sắt có trong tế bào hồng cầu – một loại tế bào máu có thành phần chính là “Hemoglobin”. Sắt góp phần tạo nên hemoglobin giúp vận chuyển oxy trong cơ thể.
- Vitamin A và vitamin C: Kỷ tử cung cấp nguồn vitamin A và C đóng vai trò quan trọng để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể trước các chất gây oxy hóa.
Ăn câu kỷ tử có tốt không?
Theo Đông y, kỷ tử có tính bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công dụng bổ gan thận, nhuận phế, tăng cường thị lực.
Đồng thời, thảo dược này cũng thích hợp dùng trong các trường hợp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, chóng mặt, ù tai, mắt nhìn mờ, di tinh…
Trong khoa học hiện đại, kỷ tử đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo máu, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống tích tụ mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và hạn chế quá trình lão hóa. [1]
Theo cả đông y và tây y, ăn câu kỷ tử mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể
Lợi ích sức khỏe của câu kỷ tử theo y học hiện đại
Tăng cường hệ miễn dịch
Câu kỷ tử cung cấp một lượng lớn vitamin A và C – bổ sung các chất chống oxy hóa lành mạnh, tăng cường miễn dịch và giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại. Một nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa sẽ giúp trung hòa các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm và có thể bảo vệ cơ thể trước các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.[2]
Tăng cường sức khỏe mắt
Dưới tác động có hại từ môi trường ô nhiễm, UV, căng thẳng sẽ sinh ra các gốc tự do gây hại cho cơ thể và đặc biệt là suy giảm thị lực. Câu kỷ tử sẽ giúp cải thiện thị lực vì chúng chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa lành mạnh đó là zeaxanthin được chứng minh trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ.[3]
Câu kỷ tử là một phương pháp tăng cường sức khỏe mắt an toàn, ngoài ra bạn có thể kết hợp sử dụng với các sản phẩm dầu cá, bổ mắt để đạt hiệu quả tối ưu hơn.
Ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư
Vitamin C, zeaxanthin và carotenoid là những chất chống oxy hóa cao có trong kỷ tử có thể giúp giảm viêm, loại bỏ các gốc tự do cho cơ thể. Nghiên cứu trên tạp chí Drug Design, cho thấy vai trò của kỷ tử có thể làm chậm, ức chế sự phát triển của khối u gây hại.[4]
Làm đẹp da
Beta-carotene được biết đến là một tiền chất của vitamin A với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ mà thảo dược kỷ tử mang lại. Một nghiên cứu đã chứng minh kỷ tử có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV, các gốc tự do gây lão hóa da ngăn, và ngừa các rối loạn về da.[5]
Kiểm soát đường huyết
Câu kỷ tử được nghiên cứu và chứng minh về vai trò hữu ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể vào năm 2015 nhờ vào khả năng có cân bằng lượng insulin và tăng loại cholesterol tốt trong cơ thể là HDL khác với với cholesterol xấu như LDL.[6]
Ngoài dùng câu kỷ tử, bạn còn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiểu đường để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Người bệnh huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì? 23 thực phẩm nên ăn
Cải thiện triệu chứng trầm cảm, lo âu và khó ngủ
Áp lực từ công việc, cuộc sống có thể khiến bạn mắc phải triệu chứng trầm cảm, tâm lý lo âu và mất ngủ. Kỷ tử giúp cải thiện tâm trạng lo lắng khả năng tập trung, trí óc được tăng cường, chất lượng giấc ngủ của bạn cũng được cải thiện rõ rệt.[7]
Tăng cường sức khỏe gan
Câu kỷ tử đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh gan vì khả năng có thể giúp ức chế sự phát triển của khối u ở gan bảo vệ cho sức khỏe gan đặc biệt là ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ ở những người sử dụng rượu được chứng minh qua nghiên cứu y học hiện đại.[8]
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ bảo vệ gan kết hợp với một số loại thực phẩm tốt cho gan như ngũ cốc, rau xanh, trái cây,… để tăng cường sức khoẻ gan.
Tác dụng của câu kỷ tử theo y học cổ truyền
- Tác dụng Ích tủy sinh tinh: Theo “Dược Tính Bản Thảo” thì kỷ tử trong y học cổ truyền có vai trò bồi bổ thận, sinh tinh ở các đấng mày râu và góp phần nhỏ trong việc đẩy nhanh quá trình tạo huyết của tủy xương.
- Dưỡng huyết: Trong y học cổ truyền, bồi bổ khí huyết chính là tác dụng của kỷ tử cũng mà khoa học cũng đã giải thích rằng do nó có năng giảm bớt cholesterol xấu trong cơ thể.
- Minh mục: Theo “Trung dược học“, kỷ tử có tác dụng giúp mắt sáng khỏe.
- Nhuận phế: Theo “Bản Thảo Kinh Sơ” kỷ tử có tác dụng bồi bổ phế quản có thể giúp cân bằng âm dương, giảm đi tính hàn trong cơ thể khi bị cảm lạnh.
Tác hại của câu kỷ tử
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà kỷ tử mang lại thì vẫn còn những lưu ý khi sử dụng :
- Gây hại cho sức khỏe thai nhi.
- Tương tác với thuốc làm loãng máu, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị tăng huyết áp khiến các loại thuốc này giảm tác dụng hay gây tác dụng phụ.
- Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với câu kỷ tử thì bạn nên lưu ý nếu thực phẩm, sản phẩm bạn dùng có chứa kỷ tử.
Cách dùng câu kỷ tử
- Ăn sống.
- Nấu chín câu kỷ tử để chế biến các món ăn có lợi cho sức khỏe. Ví dụ: canh trứng gà kết hợp với câu kỷ tử, táo, cháo táo đỏ nấu với câu kỷ tử, kỷ tử xào với rau củ như bông cải xanh hoặc cà rốt.
- Sử dụng các loại nước ép có chứa câu kỷ tử.
- Dùng thực phẩm chức năng có chứa câu kỷ tử.
- Sử dụng như là trà thảo mộc. Ví dụ: Trà táo đỏ pha với kỷ tử,trà kỷ tử pha cùng cúc hoa, kỷ tử long nhãn, táo đỏ
Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về câu kỷ tử và lợi ích của câu kỷ tử đối với sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe và không gặp bất cứ phản ứng có hại nào, nên chọn mua câu kỷ tử ở những cửa hàng uy tín và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nhé!
Nguồn: webmd, healthline, medicalnewstoday
Free Radicals, Antioxidants in Disease and Health
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3614697/
Goji Berry Effects on Macular Characteristics and Plasma Antioxidant Levels
https://journals.lww.com/optvissci/Abstract/2011/02000/Goji_Berry_Effects_on_Macular_Characteristics_and.12.aspx
An evidence-based update on the pharmacological activities and possible molecular targets of Lycium barbarum polysaccharides
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25552899/
Mice drinking goji berry juice (Lycium barbarum) are protected from UV radiation-induced skin damage via antioxidant pathways
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20354657/
Practical Application of Antidiabetic Efficacy of Lycium barbarum Polysaccharide in Patients with Type 2 Diabetes
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4475782/
A randomized, double-blind, placebo-controlled, clinical study of the general effects of a standardized Lycium barbarum (Goji) Juice, GoChi
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18447631/
An evidence-based update on the pharmacological activities and possible molecular targets of Lycium barbarum polysaccharides
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4277126/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Cắt dạ dày có thể gặp biến chứng gì? Chăm sóc bệnh nhân sau cắt dạ dày