Gần đây, hậu Covid-19 là chủ đề được nhiều người quan tâm bởi những di chứng mà nó để lại. Trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng yếu nên các bậc phụ huynh thường lo lắng rằng trẻ em mắc Covid-19 có di chứng không? Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ em mắc Covid-19 có di chứng không?
Contents
- 1 Trẻ em mắc Covid-19 có di chứng không?
- 2 Hậu Covid-19 có hay gặp không?
- 3 Nguyên nhân hậu Covid-19 ở trẻ em
- 4 Các triệu chứng hay gặp của hậu Covid-19 ở trẻ em là gì?
- 5 Có thể tiên đoán trẻ bị hậu Covid-19
- 6 Các biến chứng có thể mắc phải sau khi trẻ bị nhiễm Covid-19
- 6.1 Biến chứng hệ tuần hoàn (CVS)
- 6.2 Biến chứng tổng quát
- 6.3 Biến chứng Thần kinh
- 6.4 Biến chứng Rối loạn giấc ngủ
- 6.5 Biến chứng Tiêu hóa (GI)
- 6.6 Biến chứng Thận
- 6.7 Biến chứng Huyết học
- 6.8 Biến chứng Da liễu
- 6.9 Biến chứng Cơ xương khớp
- 6.10 Biến chứng Tâm lý
- 6.11 Biến chứng Nội tiết
- 6.12 Biến chứng Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) hậu Covid-19
- 7 Khi nào cần đưa trẻ đi khám lại sau khi trẻ bị mắc Covid-19 cấp tính?
- 8 Một trẻ nghi ngờ bị hậu Covid-19 được khám và điều trị như thế nào?
- 9 Một số lưu ý sau khi trẻ khỏi Covid-19
- 10 Làm thế nào để dự phòng hậu Covid-19 cho trẻ?
Trẻ em mắc Covid-19 có di chứng không?
Sau 3 tháng khỏi bệnh, trẻ em hoàn toàn có thể mắc những triệu chứng giống với thời điểm mắc Covid-19 hoặc xuất hiện một số triệu chứng khác thời điểm mắc.
Các biểu hiện ở trẻ em hậu Covid-19 khá đa dạng và chưa có con số chính xác. Tuy nhiên, không phải biểu hiện nào xuất hiện sau khi trẻ mắc Covid-19 cũng được coi là di chứng. Việc xác định xem liệu trẻ em mắc Covid-19 có di chứng không thì cần tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
- Cần sự phối hợp đa chuyên khoa tại bệnh viện.
- Bác sĩ chẩn đoán hậu Covid-19 sau khi loại trừ các nguyên nhân khác.
- Điều trị hậu Covid-19 cơ bản và điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng, có thể hướng dẫn phụ huynh và trẻ thay đổi lối sống sinh hoạt.
Trẻ em mắc Covid-19 có thể có hoặc không có di chứng
Hậu Covid-19 có hay gặp không?
Tỷ lệ trẻ em có các triệu chứng dai dẳng sau mắc Covid-19 có sự khác biệt khi nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau, ở các lứa tuổi khác nhau, cũng như khác nhau về cách xác định thời gian xuất hiện triệu chứng. Do đó, con số chính xác về tỷ lệ mắc hậu Covid-19 ở trẻ em chưa được xác định.
Hậu Covid-19 không hay gặp ở trẻ em
Nguyên nhân hậu Covid-19 ở trẻ em
Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá hậu Covid-19 ở trẻ em chưa có nguyên nhân xác định. Tình trạng này là sự kết hợp nhiều yếu tố bao gồm đặc điểm của virus, yếu tố miễn dịch, di chứng sau điều trị hồi sức tích cực.
Một số nguyên nhân cũng có thể làm xuất hiện triệu chứng mới hay tiếp diễn bệnh như: Virus tồn tại lâu hơn trong cơ thể, trẻ tái nhiễm 1 chủng khác của virus, đề kháng yếu do ít vận động khi ốm, sự hình thành các kháng thể tự miễn sau nhiễm virus.
Nguyên nhân gây hậu Covid-19 chưa được xác định chính xác
Các triệu chứng hay gặp của hậu Covid-19 ở trẻ em là gì?
Các triệu chứng hậu Covid-19 ở trẻ em thường gặp là:
- Sốt, khó thở, ho kéo dài.
- Mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, phát ban hoặc xuất huyết giác mạc.
- Mất tập trung, giảm khả năng ghi nhớ và rối loạn giấc ngủ.
- Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Nếu được chẩn đoán và phát hiện kịp thời, trẻ có khả năng hồi phục bệnh nhanh hơn và các di chứng gần như biến mất hoàn toàn sau khi khỏi bệnh.
Trẻ có thể có triệu chứng ho, sốt hậu Covid-19
Có thể tiên đoán trẻ bị hậu Covid-19
Một vấn đề rất được các bậc phụ huynh quan tâm là liệu có thể dự đoán việc trẻ bị hậu Covid-19 sau khi mắc hay không. Nhưng tới nay chưa có yếu tố đặc hiệu nào giúp dự đoán trẻ sẽ bị hậu Covid-19 sau khi mắc.
Một trẻ mắc Covid-19 với triệu chứng thường gặp cũng có thể xuất hiện dấu hiệu hậu Covid-19. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ từng nhiễm Covid-19 mức độ nặng, cần phải thở máy hoặc chăm sóc ở phòng hồi sức sẽ dễ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ,… hơn.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ thừa cân, có tiền sử các bệnh dị ứng, bệnh lý mạn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu của hậu Covid-19 cao hơn các nhóm trẻ khác. [1]
Trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ mắc hậu Covid-19 cao hơn
Các biến chứng có thể mắc phải sau khi trẻ bị nhiễm Covid-19
Biến chứng hô hấp
Các triệu chứng hô hấp phổ biến nhất là ở trẻ em sau khi nhiễm COVID-19 là ho, đau ngực, khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi và đau họng. Tổn thương phổi xơ hóa đã được ghi nhận ở người lớn nhưng hiếm gặp ở trẻ em.
Hình ảnh tổn thương phổi hậu Covid-19 ở trẻ em
Biến chứng hệ tuần hoàn (CVS)
Nghiên cứu ở trẻ em đã ghi nhận 1.9% trẻ có triệu chứng trên hệ tim mạch, bao gồm sự thay đổi nhịp tim (2%) và đánh trống ngực (1.5%). Trong một nghiên cứu khác, trẻ em mắc COVID-19 có nguy cơ viêm cơ tim cao hơn so với trẻ không mắc.
Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể gặp một số biến chứng như biến cố huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi cấp tính, rối loạn nhịp tim. [2]
Thuyên tắc phổi cấp tính có thể xảy ra ở trẻ em sau khỏi Covid-19
Biến chứng tổng quát
Các triệu chứng thường gặp sau khi nhiễm Covid-19 là mệt mỏi, sốt, suy nhược, chán ăn, suy giảm chất lượng cuộc sống và sụt cân. Mặc dù mỗi trẻ có triệu chứng không giống nhau, nhưng mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất trong nhiều nghiên cứu, dao động từ 0.7%–84.4%. [3]
Nhiều trẻ có biểu hiện mệt mỏi hậu Covid-19
Biến chứng Thần kinh
Đây là biến chứng phổ biến và thường gặp nhất sau khi trẻ nhiễm Covid-19. Trong một nghiên cứu từ Ý, 10% trẻ nhỏ có triệu chứng đau đầu, 10% mất tập trung và 10% mất vị giác và khứu giác. Một số biểu hiện khác được báo cáo là co giật, hội chứng Guillain–Barré (GBS), hội chứng mất myelin và viêm não tự miễn. [4]
Một số trẻ có dấu hiệu mất tập trung sau khi đã mắc Covid-19
Biến chứng Rối loạn giấc ngủ
Sau khi mắc Covid-19, có nhiều trẻ được bố mẹ đưa đến bệnh viện khám hậu Covid-19 vì thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, uể oải mỗi khi thức dậy. Trong một nghiên cứu gần đây, vấn đề giấc ngủ được quan sát thấy ở 2% trẻ em bao gồm các biểu hiện mất ngủ và rối loạn giấc ngủ. [5]
Có 2% trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19
Biến chứng Tiêu hóa (GI)
Các triệu chứng thường được báo cáo liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ là tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng, táo bón. Bên cạnh đó, triệu chứng khó nuốt được ghi nhận ở trẻ nhỏ phải thở máy hoặc phát triển hội chứng viêm đa hệ thống khi điều trị Covid-19.
Một số trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa
Biến chứng Thận
Mặc dù hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng không phải không có trường hợp xảy ra. Nghiên cứu đã cho thấy khả năng trẻ nhiễm Covid-19 mắc suy thận cấp cao gấp 1.32 lần trẻ không nhiễm Covid-19 trong quá trình theo dõi sau khi hồi phục. [6]
Tìm hiểu thêm: 7 nguyên nhân lao phổi bạn cần lưu lý để tránh bệnh
Khả năng mắc suy thận cấp ở trẻ nhiễm Covid-19 cao hơn trẻ không nhiễm
Biến chứng Huyết học
Nghiên cứu chỉ ra có 0.6% trường hợp trẻ em được ghi nhận triệu chứng chảy máu, đồng thời xuất hiện thêm một số vấn đề huyết học khác như: Đông máu, xuất huyết. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng khảo sát và nhận thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở các bé gái đã từng mắc Covid-19. [7]
Một số trẻ bị chảy máu cam sau Covid-19
Biến chứng Da liễu
Phát ban da và rụng tóc thường được báo cáo là biến chứng da liễu đối với trẻ nhỏ hậu covid-19. Ngoài ra, một số biến chứng khác được ghi nhận trên trẻ nhỏ bao gồm: Tăng tiết mồ hôi, rụng tóc, viêm kết mạc hai bên, khối u trên ngón chân.
Rụng tóc là biến chứng da liễu ở trẻ mắc hậu Covid-19
Biến chứng Cơ xương khớp
Đau khớp và đau cơ là những triệu chứng biến chứng được ghi nhận ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, trong một nghiên cứu gần đây, những trẻ dương tính với Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh viêm cơ cao hơn so với những trẻ có kết quả xét nghiệm âm tính.
Đau cơ là biểu hiện gặp ở một số trẻ nhỏ hậu Covid-19
Biến chứng Tâm lý
Trong một nghiên cứu đa trung tâm, 0.4% trẻ em có biểu hiện lo lắng hoặc trầm cảm [8]. Trong một khảo sát gần đây, các nhà nghiên cứu cho biết có sự gia tăng tỷ lệ trầm cảm (94%), rối loạn hành vi (92%), lo lắng (87%) và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (66%) sau khi trẻ khỏi Covid-19.
Trẻ thường có biểu hiện tâm lý buồn bã, mệt mỏi khi đã khỏi Covid-19
Biến chứng Nội tiết
Theo kết quả một nghiên cứu, trẻ em bị nhiễm Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 2 nhiều hơn 1.23 và 1.17 lần so với trẻ không mắc Covid-19 trong thời gian theo dõi. [9]
Trẻ nhiễm Covid-19 có nguy cơ bị tăng đường huyết cao hơn trẻ không nhiễm
Biến chứng Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) hậu Covid-19
Đây là một biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở một số trẻ nhỏ sau khi khỏi Covid-19. Các triệu chứng của hội chứng MIS-C bao gồm: Phình và giãn động mạch vành, đau đầu, co giật, đột quỵ, yếu cơ, khó nuốt, đi lại khó khăn, giảm phản xạ,…
MIS-C có biểu hiện phức tạp ở trẻ nhỏ hậu Covid-19
Khi nào cần đưa trẻ đi khám lại sau khi trẻ bị mắc Covid-19 cấp tính?
Khi cha mẹ thấy trẻ có các triệu chứng như: Khó thở, ho kéo dài, sốt, mệt mỏi, đau cơ,…hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trẻ không có trước khi mắc Covid-19, cần cho trẻ đi kiểm tra lại tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trường hợp trẻ từng phải nhập viện khi dương tính với Covid-19, cha mẹ nên cho trẻ đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế để kịp thời theo theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.
Ngoài ra, cho dù trẻ không có các dấu hiệu hậu Covid-19, cha mẹ vẫn nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ nhi khoa khoảng 1 – 3 tháng sau mắc Covid-19 để được kiểm tra, tư vấn về cách hồi phục sức khỏe sau khi nhiễm bệnh.
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám lại khi có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở
Một trẻ nghi ngờ bị hậu Covid-19 được khám và điều trị như thế nào?
Trẻ xuất hiện các triệu chứng sau khi mắc Covid-19 chưa chắc đã mắc hậu Covid-19. Ví dụ như một trẻ nhỏ đến khám vì ho khan hoặc ho có đờm kéo dài, sụt cân sau mắc Covid-19, đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi hoặc một bệnh lý khác.
Khi tới các cơ sở y tế, trẻ sẽ được các bác sĩ khoa nhi kiểm tra, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại. Nếu có chỉ định làm thêm xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp phim, siêu âm, đánh giá chức năng hô hấp, trẻ sẽ được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa khác nhau.
Ví dụ như trẻ bị đau ngực sau khi khỏi Covid-19 sẽ được thăm khám tại khoa tim mạch, trẻ bị ho sẽ được thăm khám tại khoa hô hấp, trẻ có các vấn đề về tâm lý kéo dài sẽ được thăm khám tại khoa thần kinh,… để nhận được kết quả chính xác nhất.
Trẻ sẽ được khám tổng quát trước khi khám tại các chuyên khoa riêng
Một số lưu ý sau khi trẻ khỏi Covid-19
Để giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng, phòng tránh biến chứng hậu Covid-19, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc từ 8 – 10 tiếng/ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ tăng sức đề kháng.
- Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao nhẹ nhàng và tham gia hoạt động giải trí lành mạnh như nghe nhạc, đọc sách.
Chăm sóc trẻ một cách khoa học giúp phòng ngừa hậu Covid-19
Làm thế nào để dự phòng hậu Covid-19 cho trẻ?
Do chưa xác định chính xác nguyên nhân xuất hiện các triệu chứng hậu Covid-19, nên hiện nay chưa có bất kỳ một biện pháp vật lý, thuốc hay thực phẩm nào giúp phòng ngừa hậu Covid-19.
Cách duy nhất giúp không xuất hiện hậu Covid-19 là dự phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ, tuân thủ các quy định phòng bệnh và tiêm vắc-xin Covid-19 khi có chỉ định. Khi trẻ mắc Covid-19, cần theo dõi, làm theo các hướng dẫn của nhân viên y tế và đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo 9 tác dụng phụ của thuốc ngủ
Cách tốt nhất để dự phòng hậu Covid-19 cho trẻ là tiêm vắc-xin
Trên đây là những giải đáp về vấn đề trẻ em mắc Covid-19 có di chứng không. Cha mẹ nên theo dõi kỹ tình trạng của trẻ hậu covid-19 để kịp thời hỗ trợ sức khỏe trẻ, tránh các di chứng nặng nề. Hãy chia sẻ bài viết tới người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích nhé.
Nguồn: Bộ Y tế