Chế độ ăn uống quan trọng đối với sức khỏe gan. Để hỗ trợ gan, người bệnh cần lưu ý đến việc ăn những thực phẩm có lợi và hạn chế những thực phẩm có thể gây hại. Hãy cùng khám phá bệnh gan nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh gan nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục
Contents
Chức năng của gan đối với cơ thể
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể đồng thời giữ nhiều chức năng quan trọng, chẳng hạn như:
- Chức năng đào thải độc tố là chức năng chính yếu nhất của gan: các tế bào gan có thể giữ lại và phân giải các độc tố tan trong mỡ thành những chất dễ tan trong nước hoặc kém độc hại hơn.
- Chức năng sản xuất mật: tế bào gan là nơi sản xuất dịch mật, sau đó dịch mật di chuyển theo các đường mật trong gan về dự trữ tại túi mật.
- Chức năng dự trữ: gan có khả năng dự trữ nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A – D – E – K – B12.
- Chức năng chuyển hóa: gan giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành glycogen để dự trữ và chuyển hóa ngược lại từ glycogen thành glucose để hấp thu vào máu khi cơ thể cần. Ngoài ra, gan còn có thể chuyển hóa các chất khác như protein, lipid…
- Chức năng tổng hợp các chất: gan có thể tổng hợp các yếu tố đông máu, albumin và hormone angiotensinogen…
Gan là cơ quan giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể
Bệnh gan nên ăn gì?
Rau xanh
Rau xanh chứa hàm lượng chất xơ cao giúp cơ thể giảm mức cholesterol trong máu và từ đó có lợi cho gan. Ngoài ra, rau xanh còn tốt cho việc giảm cân và ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhờ mang lại cảm giác no nhanh, chứa ít calo và nhiều chất chống oxy hóa.[2]
Rau xanh có hàm lượng chất xơ cao giúp giảm lượng cholesterol trong máu
Tỏi
Tỏi là thực phẩm quan trọng trong nhiều chế độ ăn kiêng. Đối với người bệnh mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), tỏi có thể mang lại tác động tích cực đến quá trình chuyển hóa, giúp giảm mỡ máu.[3]
Tỏi là thực phẩm quan trọng trong chế ăn của người bệnh gan
Cá
Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ… chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho gan. Đây là nguồn cung cấp chất béo và protein lành mạnh cho cơ thể, đồng thời giúp cơ thể tránh tiêu thụ các chất béo không tốt từ thịt và gia cầm.
Cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho gan
Quả óc chó
Quả óc chó cũng là một nguồn cung cấp axit béo omega – 3 dồi dào và tốt cho gan. Việc bổ sung quả óc chó hàng ngày bằng món salad hoặc một bữa ăn nhẹ có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số bệnh về gan.
Quả óc chó giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về gan
Bơ
Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh như oleic acid, linoleic acid và palmitic acid… nên rất tốt đối với sức khỏe hệ tim mạch và gan. Bên cạnh đó, bơ cũng là thực phẩm quan trọng trong giúp giảm cân và làm đẹp da.
Bơ chứa nhiều chất béo lành mạch nên rất tốt cho gan và hệ tim mạch
Sữa hạnh nhân hoặc sữa ít béo
Sữa hạnh nhân và sữa ít béo giúp bổ sung canxi hiệu quả. Điều này góp phần ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ, đồng thời làm giảm biến chứng loãng xương sớm do giảm hấp thu canxi.[4]
Sữa hạnh nhân giúp bổ sung canxi hiệu quả ở người bệnh gan
Dầu ô liu
Dầu ô liu giúp bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể, tạo cảm giác no và giảm men gan. Điều này, đặc biệt có lợi cho việc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan.
Dầu ô liu giúp bổ sung chất béo lành mạnh và giảm men gan bất thường
Hạt lanh và hạt chia
Hạt lanh và hạt chia là nguồn cung cấp axit béo omega – 3 thực vật hiệu quả. Đây là loại chất béo lành mạnh được khuyến nghị nên dùng ở người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và cả người bệnh gan nhiễm mỡ vì nó có thể làm giảm lượng mỡ trong gan.
Hạt lanh được khuyến nghị dùng cho người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu
Cà phê
Uống một ly cà phê mỗi ngày có thể giúp bảo vệ gan và ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) hoặc làm chậm tiến triển xơ gan ở những người bệnh mắc NAFLD. Đồng thời, cà phê cũng góp phần giúp giảm men gan bất thường ở người mắc bệnh gan.[5]
Cà phê góp phần giảm sự tăng men gan bất thường ở người bệnh gan
Đậu nành
Đậu nành là thực phẩm quan trọng giúp giảm sự tích tụ mỡ trong gan. Bên cạnh đó, nó còn chứa isoflavone (một chất chống oxy hóa) giúp tăng cường độ nhạy của insulin và giảm chất béo trong cơ thể.
Đậu nành giúp tăng cường độ nhạy của insulin và giảm chất béo trong cơ thể
Nghệ
Nghệ là thực phẩm được khuyến nghị ở người bệnh gan nhờ chứa hoạt chất curcumin dồi dào. Chất này có thể làm giảm sự tăng men gan (AST, ALT) bất thường trong máu ở người bệnh gan nhiễm mỡ.
Nghệ chứa hàm lượng curcumin dồi dào, giúp giảm sự tăng men gan bất thường
Trà xanh
Trà xanh giúp giảm cholesterol máu và cải thiện chức năng gan, có lợi cho người bệnh gan. Mặt khác, trà xanh cũng giúp người bệnh thư giãn, có được giấc ngủ ngon và tốt cho việc giảm cân.
Trà xanh giúp cải thiện chức năng gan
Các loại trái cây mát gan
Bệnh gan có thể dẫn đến sự thiếu hụt vitamin, hạn chế các hoạt động chuyển hóa và suy giảm miễn dịch ở người bệnh. Do đó, việc bổ sung một số loại trái cây mát gan như bưởi, chanh, nho, táo, chuối, dưa hấu, quả mọng… có thể giúp tăng cường các hoạt chất có lợi cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và phòng ngừa tái phát
Bưởi là một loại trái cây mát gan
Thực phẩm giàu vitamin E
Các loại thực phẩm giàu vitamin E như ớt chuông đỏ, rau bina, đậu phộng và các loại hạt là sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng của người bị bệnh gan nhiễm mỡ. Điều này giúp giảm tình trạng viêm, nhiễm mỡ và cải thiện tình trạng xơ hóa ở gan.[6]
Vitamin E giúp giảm tình trạng viêm, nhiễm mỡ và cải thiện tình trạng xơ hóa
Bệnh gan kiêng ăn gì?
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, cá chiên, humburger… là các thực phẩm đứng đầu danh sách những loại thức ăn cần tránh ở người bệnh gan. Vì chúng chứa nhiều chất béo xấu và làm tăng gánh nặng chuyển hóa cholesterol cho gan, khiến cho bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.[7]
Người bệnh gan nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều muối
Thực phẩm nhiều muối có thể làm tăng giữ nước trong cơ thể bạn và làm nặng thêm tình trạng phù, báng bụng hay “cổ trướng” ở người suy gan. Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc NAFLD.[8]
Do đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo việc hạn chế lượng natri dưới 2.300mg mỗi ngày ở người bình thường và không quá 1.500mg mỗi ngày ở người bị tăng huyết áp.
Muối có thể làm nặng thêm tình trạng phù ở người suy gan
Thực phẩm nhiều đường
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như ngũ cốc tinh chế, bánh ngọt, kem, nước trái cây, soda, đồ uống có đường… Vì chúng gây tăng nồng độ đường huyết và có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ ở gan, làm nặng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ.[9]
Bánh ngọt và các thực phẩm chứa nhiều đường khác có thể gây tăng sự tích tụ mỡ ở gan
Rượu bia
Rượu bia là một chất độc đối với gan và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan. Do đó, người mắc bệnh gan nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn rượu bia ra khỏi chế độ ăn uống.
Rượu bia là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gan
Thịt đỏ
Ở người khỏe mạnh, các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn… là nguồn cung cấp hàm lượng protein dồi dào. Tuy nhiên, ở người bị bệnh gan ăn một lượng nhỏ thịt đỏ có thể tốt nhưng nếu ăn quá mức sẽ gây tăng nồng độ cholesterol máu và làm nặng thêm tình trạng bệnh gan. [10]
Người bị bệnh gan ăn một lượng lớn thịt đỏ có thể dẫn đến tăng nồng độ cholesterol máu
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật bao gồm tim, gan, thận, dạ dày, ruột chứa nhiều cholesterol nên khi ăn thường xuyên sẽ làm tăng nồng độ chất béo trong máu buộc gan phải làm việc hết công suất. Điều này có thể làm cho bệnh gan nhiễm mỡ trở nên trầm trọng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol làm tăng gánh nặng chuyển hóa ở gan
Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ, calo và các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Chúng làm tăng gánh nặng thải lọc ở gan và ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa nên không được khuyến nghị dùng ở người bệnh gan.
Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và các chất bảo quản không tốt đối với gan
Đồ uống có ga
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh sử dụng các đồ uống có ga như pepsi, coca, xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, dextrose, mật ong và cây thùa. Điều này sẽ làm gia tăng đáng kể sự tích tụ mỡ ở gan. Do đó, người bệnh nên sử dụng nước lọc để thay thế cho đồ uống có ga hoặc có đường.
Đồ uống có ga thường chứa nhiều đường và gây tăng sự tích tụ mỡ ở gan
Hải sản sống hoặc chưa nấu chín
Hải sản sống hoặc chưa nấu chín có thể chứa nhiều loại vi trùng có hại cho sức khỏe như nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiêu chảy… Ở người bệnh suy gan sẽ bị suy giảm chức năng miễn dịch có thể sẽ gặp nguy hiểm khi ăn những loại thực phẩm này.[11]
Hải sản sống có thể chứa nhiều vi trùng gây hại cho người bệnh gan
Mối quan hệ giữa chế độ ăn và chức năng gan
Tế bào gan có khả năng tiết ra dịch mật chứa các men tiêu hóa giúp phân cắt các thành phần trong thức ăn thành những phần nhỏ để cơ thể hấp thu vào máu. Vì vậy, khi tế bào gan bị tổn thương và suy giảm chức năng, nó sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Bên cạnh đó, gan cũng nắm vai trò chính yếu trong sự đào thải chất độc ra khỏi máu. Khi thường xuyên tiếp xúc với các chất có hại ở mức độ cao do cơ thể dung nạp quá nhiều rượu bia, chất béo… sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, lâu dần khiến cho gan bị suy yếu.
Mặt khác, khi người bệnh thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày là các thực phẩm tốt cho gan như rau xanh, tỏi, cá, dầu ô liu, bơ, sữa hạnh nhân… có thể giúp cải thiện và ngăn ngừa tiến triển của bệnh gan.
Ăn các loại thực phẩm tốt cho gan giúp cải thiện và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan
Lưu ý gì khi chọn và chế biến thực phẩm cho người bệnh gan?
Có nhiều loại thực phẩm tốt cho gan tuy nhiên để sử dụng chúng một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi lựa chọn và chế biến thực phẩm cho người bệnh gan:
- Chọn thực phẩm tươi, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được bảo quản hợp lý.
- Chế biến đúng cách và giảm thiểu sự thất thoát dinh dưỡng, biến chất.
- Không để thức ăn lâu ngày, ăn đi ăn lại nhiều lần.
- Không ăn kết hợp các loại thực phẩm tùy tiện nếu không rõ hiệu quả mang lại cho sức khỏe.
- Không ăn quá nhiều trong một bữa hay ăn nhiều bữa liên tục mà chỉ nên ăn đủ lượng.
- Thức ăn và đồ uống cần được kết hợp đúng cách.
- Phối hợp chế độ ăn uống và rèn luyện đúng cách.
Nên lựa chọn các thực phẩm tươi sạch để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện tình trạng tổn thương gan và ngược lại khi thường xuyên ăn các thực phẩm kém lành mạnh sẽ làm nặng tiến triển của bệnh gan. Bạn hãy chia sẻ bài viết tới mọi người nếu thấy phù hợp nhé!
10 Common Food Choices for People with Fatty Liver Disease
https://www.mountelizabeth.com.sg/health-plus/article/fatty-liver-foods
Systematic review and meta-analysis of the effect of garlic in patients with non-alcoholic fatty liver disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36576698/
Fatty liver diet: 8 foods to eat—and 8 to avoid
10 Foods to Include in a Healthy Liver Diet
https://www.healthline.com/health/fatty-liver-diet
Vitamin E as a Treatment for Nonalcoholic Fatty Liver Disease: Reality or Myth?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5789322/
Eating and Drinking With Fatty Liver Disease
Foods to Eat & Avoid for a Healthy Liver
What to eat for a fatty liver
https://www.medicalnewstoday.com/articles/320082
Avoid And Eat These 5 Foods To Prevent Liver Damage Due To An Unhealthy Lifestyle
https://www.onlymyhealth.com/food-items-that-cause-and-prevent-liver-damage-1621868987
How to Follow a Cirrhosis Diet
https://www.verywellhealth.com/what-is-the-best-diet-for-cirrhosis-1760062
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Ăn mướp có tốt không? 19 tác dụng tuyệt vời của mướp và lưu ý khi ăn