Bệnh tiểu đường là bệnh lý nội khoa phổ biến, đôi khi biểu hiện bằng các dấu hiệu ở chân. Bệnh có thể được điều trị và hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu bệnh tiểu đường ở chân qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Dấu hiệu ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường: Cách nhận biết và phòng ngừa
Contents
Dấu hiệu bàn chân cảnh báo tiểu đường
Ngứa ran và mất cảm giác
Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể gây ra tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường. Khi thần kinh bị tổn thương có thể gây tình trạng nóng rát, ngứa ran, đau và thậm chí mất cảm giác ở bàn chân.
Tình trạng mất cảm giác khiến bệnh nhân không cảm nhận được các vết phồng rộp hay vết cắt ở chân. Lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét.
Lượng đường huyết cao có thể gây nóng rát, ngứa ran, đau và thậm chí mất cảm giác ở bàn chân
Lưu thông kém
Mức đường huyết tăng cao có nhiều khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Tình trạng này khiến các động mạch bị tổn thương, biến dạng, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến chân và bàn chân do tuần hoàn kém. Từ đó khiến chân yếu, thường bị chuột rút, các vết loét hoặc nhiễm trùng khó lành có thể dẫn đến hoại tử.
Động mạch ở người tiểu đường có thể bị tắc nghẽn khiến lưu thông máu kém
Loét bàn chân do tiểu đường
Tuần hoàn kém và tổn thương thần kinh khi mắc bệnh tiểu đường có thể khiến cơ thể khó lành vết thương. Loét bàn chân là tình trạng xảy ra từ những vết thương hở, vết xước nhỏ, vết cắt lâu lành hoặc do cọ xát với giày không vừa chân. Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị loét bàn chân lên đến 10%. [2]
Có tới 10% người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị loét bàn chân
Biến dạng bàn chân do tiểu đường
Bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh động mạch ngoại vi có thể khiến người bệnh ít hoặc không đau khi chấn thương xảy ra. Từ đó, vết thương ở chân không lành và lâu dần có thể dẫn đến ăn mòn xương, thậm chí là tiêu xương và thay đổi về hình dạng bàn chân hay còn gọi bàn chân Charcot.
Bàn chân Charcot có thể bắt đầu bằng các triệu chứng đỏ, nóng và sưng tấy. Sau đó, xương ở bàn chân và ngón chân có thể dịch chuyển hoặc gãy khiến bàn chân có hình dạng kỳ lạ, chẳng hạn như “đáy bập bênh”.
Bàn chân Charcot là một trong các biến dạng bàn chân ở người tiểu đường
Các vấn đề về da và móng
- Da khô: có thể là kết quả của tình trạng tiểu nhiều khi tăng đường huyết, từ đó dẫn đến mất nước. Tổn thương thần kinh ngoại vi làm da có cảm giác khô, ngứa.
- Thay đổi màu da, da sẫm màu: ở khu vực sau gáy, nách, háng… khi bị tiểu đường do dư thừa insulin làm thay đổi sắc tố da.
- Nấm móng: có nguy cơ cao gặp ở người tiểu đường do khả năng miễn dịch giảm và tuyến mồ hôi bị gián đoạn. [3]
- Vết chai: hình thành sự tích tụ của da cứng. Đồng thời bệnh thân kinh do tiểu đường cũng có thể làm giảm tiết mồ hôi, dẫn đến khô bàn chân và tăng sự hình thành vết chai.
- Người tiểu đường dễ bị những bệnh lý liên quan đến móng chân, nấm móng, biến dạng móng.
Tìm hiểu thêm: 8 tác hại của quả sung – những người không nên ăn quả sung
Người tiểu đường có nguy cơ cao bị nấm móng
Hội chứng chân không yên (RLS)
Hội chứng chân không yên là một rối loạn thần kinh phổ biến, gây cảm thấy rất khó chịu cho người bệnh khi đang ngồi hay nằm xuống. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt khi xuất hiện bệnh thần kinh tiểu đường có nguy cơ cao mắc hội chứng chân không yên với các cảm giác khó chịu ở chân khiến người bệnh phải di chuyển. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân nằm nghỉ nên gây kiệt sức và ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh. [4]
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc hội chứng chân không yên
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và điều trị khi có các dấu hiệu:
- Xuất hiện bất kỳ thay đổi nào về hình dạng bàn chân.
- Bất kỳ thay đổi nào trên da ở bàn chân, đau, đỏ hoặc sẫm màu, ấm hoặc có mùi lạ.
- Vết cắt, vết phồng rộp hoặc vết bầm tím trên bàn chân không bắt đầu lành sau vài ngày.
- Mất cảm giác ở ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân.
- Đau, ngứa ran, nóng rát hoặc chuột rút ở bàn chân hoặc cẳng chân.
- Móng chân dày, màu vàng.
- Xuất hiện vết chai có máu khô bên trong.
Bệnh nhân tiểu đường nên đi khám khi xuất hiện dấu hiệu bất thường ở chân
Chẩn đoán
Để chẩn đoán các tình trạng bàn chân liên quan đến bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể chỉ định một số nội dung sau:
- Hỏi về những thay đổi gần đây ở bàn chân.
- Kiểm tra ngón chân, bàn chân và cẳng chân.
- Kiểm tra đường huyết.
- Chụp X-quang hoặc MRI để kiểm tra các tổn thương ở chân nếu có.
- Kiểm tra tổn thương thần kinh và cảm giác.
- Xét nghiệm máu, mẫu da hoặc dịch tiết để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân.
Kiểm tra đường huyết để giúp chẩn đoán tình trạng bàn chân liên quan tiểu đường
Các bệnh viện điều trị uy tín
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện tại địa phương để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện uy tín sau:
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Cách phòng tránh các vấn đề về chân liên quan đến bệnh tiểu đường
- Kiểm tra chân thường xuyên: để phát hiện sớm các triệu chứng trước khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở vùng giữa các ngón chân.
- Cắt tỉa móng chân gọn gàng: theo chiều ngang và dũa nhám, không nên cắt vào các góc của móng chân.
- Duy trì lưu lượng máu đến bàn chân: bằng các hoạt động nhẹ nhàng cho đôi chân như giữ chân cao khi ngồi và cử động ngón chân thường xuyên, đi bộ,…
- Đi giày, vớ thường xuyên: kích cỡ phù hợp để tránh xuất hiện các tổn thương ở bàn chân.
- Giữ vệ sinh chân: rửa chân bằng xà phòng trong nước ấm, không quá nóng và không ngâm chân quá lâu.
- Dưỡng da chân ẩm mịn: ở phần trên và dưới bàn chân, tuy nhiên không thoa vào giữa các ngón chân. Thay vào đó hãy thoa bột talc hoặc bột ngô vào giữa các ngón chân để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu MHD PHARMA của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Nên cắt tỉa móng chân gọn gàng để tránh các vấn đề về chân liên quan đến bệnh tiểu đường
Kiểm tra chân mỗi ngày, vệ sinh sạch sẽ với nước ấm và cắt tỉa móng chân gọn gàng là những cách phòng ngừa các vấn đề ở chân khi bị đái tháo đường. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!