Trong những năm gần đây, bổ sung collagen bằng các chế phẩm ngày càng phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa. Bài viết này chia sẻ bạn những thông tin về liều dùng, cách dùng và lưu ý khi uống collagen
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách sử dụng collagen đúng cách an toàn và hiệu quả
Contents
- 1 Collagen là gì?
- 2 Vì sao phải bổ sung Collagen cho làn da?
- 3 Lợi ích của collagen đối với sức khỏe
- 4 Các loại collagen phổ biến trong thực phẩm bổ sung
- 5 Cách uống Collagen đúng liều lượng đạt hiệu quả tốt nhất
- 6 Cách sử dụng collagen đúng cách an toàn và hiệu quả
- 7 Cách ngăn ngừa mất collagen
- 8 Lưu ý khi sử dụng collagen
Collagen là gì?
Collagen là một trong những hợp chất có thành phần chính là các protein, do các chuỗi acid amin tạo thành. Hợp chất này là một phần quan trọng tạo nên cấu trúc da, gân, cơ, dây chằng, mạch máu, mắt và răng. Ngoài ra collagen còn chữa lành vết thương, giúp đông máu và bảo vệ hệ thần kinh.[1]
Collagen do các chuỗi acid amin tạo thành
Vì sao phải bổ sung Collagen cho làn da?
Collagen xuất hiện trong các mô liên kết, da, gân, xương và sụn. Nó cung cấp hỗ trợ cấu trúc cho các mô và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình tế bào, bao gồm:
- Sửa chữa mô.
- Phản ứng miễn dịch.
- Truyền tải thông tin.
- Khi các tế bào tương tác và di chuyển – là quá trình cần thiết để duy trì cấu trúc và hoạt động bình thường của mô tế bào.
Các tế bào mô liên kết được gọi là nguyên bào sợi giúp sản xuất và duy trì collagen. Khi con người già đi, collagen của họ bị giảm dần, chức năng nguyên bào sợi bị suy giảm và quá trình sản xuất collagen chậm lại.
Những biến đổi này, cùng với sự mất đi của một loại protein cấu trúc quan trọng khác gọi là elastin, gây ra các dấu hiệu lão hóa như da chảy xệ và nếp nhăn.
Collagen giảm dần theo thời gian là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chủ quan khác cũng làm suy giảm lượng collagen như:
- Sử dụng rượu bia và thuốc lá thúc đẩy quá trình lão hóa da, nếp nhăn và mất độ đàn hồi.
- Chế độ ăn giàu đường và thực phẩm chế biến sẵn làm giảm tương tác giữa collagen và tế bào cũng như protein xung quanh.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá nhiều.[2]
Collagen làm chậm quá trình lão hóa da, giảm nếp nhăn
Lợi ích của collagen đối với sức khỏe
Collagen ảnh hưởng sâu sắc đến da, cơ, xương khớp. Một số lợi ích của collagen với sức khỏe gồm:
- Bảo vệ cấu trúc da, làm chậm quá trình lão hóa.
- Hỗ trợ làm lành vết thương.
- Hỗ trợ chống thoái hóa khớp.
- Ngăn chặn mất xương, tăng khối lượng cơ.
- Duy trì sức khỏe tóc và móng.[3]
Collagen giúp tăng khối lượng cơ bắp
Các loại collagen phổ biến trong thực phẩm bổ sung
Các loại collagen phổ biến nhất bao gồm:
- Collagen thủy phân: Được chiết xuất từ động vật như bò, hải sản, gia cầm sau đó được phân giải thành các phân tử peptit nhỏ và dễ hấp thụ hơn.
- Collagen không biến tính: Đây là collagen nguyên chất chiết xuất từ sụn gà.
- Gelatin: Đây là collagen đã được nấu chín, thường là từ nguồn động vật.[4]
Gelatin là collagen nấu chín có nguồn gốc động vật
Cách uống Collagen đúng liều lượng đạt hiệu quả tốt nhất
Collagen thủy phân
Loại này có nguồn gốc từ gia súc, hải sản, gia cầm (thường là gà hoặc vỏ trứng). Đây là dạng dùng phổ biến nhất trên thị trường do các hạt collagen có kích thước nhỏ giúp dễ hấp thu hơn các dạng khác. Chúng thường được bán dưới dạng viên hoặc bột.
Theo các nghiên cứu lâm sàng, liều dùng collagen được khuyến nghị như sau:
- Người trưởng thành khỏe mạnh: Liều dùng từ 2,5 – 15g/ngày.
- Người đang mắc các triệu chứng sưng đau do viêm khớp, người đang có nhu cầu dưỡng da: Liều nhỏ hơn 2,5g/ngày.
- Người cần cải thiện mật độ xương: Liều 5g/ngày.
- Người cần tăng khối lượng cơ bắp: Liều lớn hơn 15g/ngày.[4]
Collagen không biến tính
Đây là collagen thô có nguồn gốc từ sụn gà. Khi sử dụng loại collagen này, bạn nên uống liều 10 – 40mg/ngày để tăng cường sức khỏe cơ khớp.[4]
Gelatin
Đây là collagen nấu chín, thường có nguồn gốc từ động vật. Dạng này ít được bán dưới dạng thực phẩm chức năng vì bạn có thể dễ dàng hấp thụ chúng từ các thực phẩm hằng ngày như: nước hầm xương, súp, bánh ngọt.
Vì ít có sản phẩm trên thị trường nên các thông tin về liều lượng cũng hạn chế. Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo liều chỉ định được ghi trên bao bì trước khi sử dụng gelatin.[4]
Bạn nên tham khảo liều lượng gelatin trên các bao bì
Cách sử dụng collagen đúng cách an toàn và hiệu quả
Uống collagen vào lúc nào tốt nhất?
Axit dạ dày giúp tiêu hóa protein do đó bạn nên uống collagen trước bữa ăn hoặc khi dạ dày rỗng để hấp thu tối đa collagen vào cơ thể. Nếu quên uống trước ăn và đã ăn no, hãy tránh uống bổ sung collagen sau bữa ăn vì sự hấp thu có thể giảm đáng kể.
Tìm hiểu thêm: Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ
Uống collagen khi bụng rỗng giúp hấp thu tốt nhất
Uống collagen vào buổi sáng hay tối?
Không có khuyến nghị nào khuyên dùng collagen vào buổi sáng hoặc tối. Việc uống vào thời điểm nào trong ngày hoàn toàn phụ thuộc mong muốn bản thân. Tuy nhiên, bạn nên cố định thời gian uống vào 1 thời điểm nhất định trong ngày để hạn chế quên liều.
Bạn nên cố định thời gian uống collagen vào 1 thời điểm nhất định trong ngày
Uống collagen trong bao lâu?
Bạn nên sử dụng liên tục trong vòng 2 – 3 tháng, sau đó, nên ngưng khoảng 1 tháng để collagen phát huy tối đa tác dụng. Việc uống quá liều sẽ không gây tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng cũng không làm tăng lợi ích đối với cơ thể. Đừng sử dụng collagen quá lâu nếu không muốn lãng phí thời gian và tiền bạc mà không có thêm lợi ích.
Bạn chỉ nên sử dụng collagen liên tục trong 2 – 3 tháng
Cách ngăn ngừa mất collagen
Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn sự mất collagen do tuổi tác nhưng có thể làm chậm quá trình này. Một số biện pháp ngăn ngừa mất collagen bạn nên thực hiện như:
- Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá: Các sản phẩm này chứa các chất gây stress oxy hóa, dẫn đến giảm sản xuất và chất lượng collagen.
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều đường: Một số thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích và thịt xông khói, thực phẩm chiên như khoai tây chiên và gà rán, cũng như thịt quay và nướng chứa nhiều chất béo xấu gây tổn thương tế bào da, gây hại cho collagen.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa protein, trái cây và rau củ: Sữa, trứng, nho, táo, bông cải xanh… chứa các chất dinh dưỡng bảo vệ và hỗ trợ collagen, ngăn ngừa tình trạng mất collagen.[5]
Hạn chế uống rượu bia bởi chúng làm giảm sản xuất collagen
Lưu ý khi sử dụng collagen
Collagen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy chú ý đến những điều sau khi sử dụng:
- Sự hấp thu collagen không bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Vì vậy, bạn có thể thoải mái bổ sung collagen vào thức uống hay với thực phẩm nào mong muốn.
- Collagen nguyên chất thường có mùi tanh, gây cảm giác khó chịu. Để dễ uống hơn, bạn có thể kết hợp với thức ăn hằng ngày.
- Bổ sung vitamin C kèm theo collagen hỗ trợ duy trì nồng độ collagen bình thường và kích thích sản xuất collagen trong cơ thể.
- Không nên sử dụng collagen khi đang dùng thuốc tránh thai vì sẽ gây ra cảm giác có thai giả kèm da nám sạm, mệt mỏi.
- Phụ nữ có thai và cho con bú từ 6 tháng trở xuống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có nhu cầu sử dụng chế phẩm bổ sung collagen.
- Những người dị ứng với động vật có vỏ hoặc ăn chay cần kiểm tra nhãn của các loại collagen. Lý do bởi vì collagen là một sản phẩm có nguồn gốc từ da động vật.
- Nên kết hợp giữa chế độ sống điều độ kèm bổ sung collagen để cơ thể đạt được lợi ích tối đa.
>>>>>Xem thêm: 9 cách trị ngủ chảy nước miếng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn
Sử dụng chung collagen và vitamin C giúp tăng sản xuất collagen trong cơ thể
Tóm lại, hiểu biết về tác dụng cũng như xác định được nhu cầu cần bổ sung collagen của bản thân, từ đó, chúng ta biết cách lựa chọn sản phẩm phù hợp cũng như cách sử dụng hợp lý. Hi vọng, thông qua bài viết, bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về cách sử dụng collagen.